Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 2 Bài 6: Cấu tạo của máy CNC (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 3. Tìm hiểu một số bộ phận chính của máy CNC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu một số hình ảnh về máy CNC (hình 6.1, hình 6.5) cho HS quan sát. - GV đặt câu hỏi: Hãy nhận biết một số bộ phận của máy CNC. - Sau khi HS trả lời, GV nêu một số bộ phận chính của máy CNC. - GV chia lớp thành 6 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm: Nhóm 1,4: Giải thích ngắn gọn đặc điểm và vai trò của Bảng điều khiển và Cổng đầu vào. Nhóm 2,5: Giải thích ngắn gọn đặc điểm và vai trò của Bàn máy/mâm cặp và Ụ chứa dao. Nhóm 3,6: Giải thích ngắn gọn đặc điểm và vai trò của Cơ cấu thay dao tự động và Hệ thống tưới dung dịch làm mát. - Sau khi thảo luận, GV yêu cầu các nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. - GV kết luận về một số bộ phận chính của máy CNC và nhấn mạnh cho HS các hệ thống kể trên là những bộ phận dễ dàng quan sát thấy khi tiếp cận với máy CNC. Ngoài ra, máy CNC còn rất nhiều bộ phận khác nằm ở bên trong của máy như các hệ thống thủy lực, các bộ phận truyền động, dẫn hướng, hệ thống phản hồi và các cảm biến,… và các cơ cấu che chắn, cơ cấu bảo vệ an toàn cho người sử dụng,… - GV yêu cầu HS đọc nội dung hộp chức năng Thông tin bổ sung (tr31 – SGK) để tìm hiểu về mức độ phổ biến của các sản phẩm gia công CNC, một số ngành nghề, công việc liên quan đến máy CNC và nhu cầu nguồn nhân lực cho mảng này là rất lớn. - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung hộp chức năng Luyện tập (tr31 – SGK) Hãy quan sát Hình 6.10 và 6.11 và cho biết đây là máy gì. Hãy nhận biết một số bộ phận của các máy này. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, sau đó hoạt động theo nhóm đọc thông tin SGK mục I SGK tr.28,29,30 để tìm hiểu về một số bộ phận chính của máy CNC. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày nội dung thảo luận *Luyện tập (tr31 – SGK) + Hình 6.10 là máy phay CNC, có thể quan sát thấy một số bộ phận của máy như: bảng điều khiển, màn hình hiển thị và các phím chức năng, bàn máy, chi tiết gia công đang được gá đặt trên bàn máy; dao gia công đang lắp trên trục chính, cơ cấu thay dao tự động, các vòi tưới dung dịch làm mát, cửa che chắn. + Hình 6.11 là máy tiện CNC, có thể quan sát thấy một số bộ phận của máy như: bảng điều khiển, màn hình hiển thị và các phím chức năng, mâm cặp, chi tiết gia công đang được cặp trên mâm cặp. Dao gia công đang lắp trên ụ chứa dao. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số bộ phận chính của máy CNC. - GV chuyển sang nội dung luyện tập. |
II. MỘT SỐ BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY CNC 1. Bảng điều khiển - Người vận hành sử dụng bảng điều khiển để chọn chương trình gia công chi tiết, thiết lập các thông số cho quá trình gia công,… Thường bảng điều khiển sẽ chứa bộ điều khiển của máy dưới dạng máy tính thu nhỏ gồm màn hình hiển thị, bàn phím và các phím chức năng.
2. Cổng đầu vào - Đây là nơi để nhập chương trình gia công chi tiết vào máy CNC.
3. Bàn máy/mâm cặp - Đây là nơi để gá đặt chi tiết gia công. Bàn máy được trang bị trên máy phay và mâm cặp được trang bị trên máy tiện.
4. Ụ chứa dao - Đây là nơi chứa dao để trong quá trình gia công có thể tự động lấy dao theo yêu cầu. Tùy theo loại máy CNC mà ụ chứa dao có thể chứa số lượng dao là 8, 12, 16, 24,…
5. Cơ cấu thay dao tự động - Đây là bộ phận để thay dao tự động trong quá trình gia công. Bộ phận này có chức năng lấy dao từ ụ chứa dao và lắp vào trục chính, đồng thời lấy dao đang lắp ở trục chính trả về ụ chứa dao.
6. Hệ thống tưới dung dịch làm mát - Đây là bộ phận dùng để tưới các dụng dịch làm mát và bôi trơn vào cùng gia công để giảm nhiệt độ cùng gia công, đồng thời giảm mòn dao khi gia công. - Hệ thống này gồm bơm hút dung dịch làm mát từ thùng chứa và tưới vào vùng gia công thông qua các vòi bố trí gần vùng gia công.
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1. Đâu không phải đặc điểm của máy CNC?
Câu 2. Cổng đầu vào là nơi để
Câu 3. Bộ phận nào được coi là bộ não của máy CNC?
Câu 4. Bộ phận nào là nơi để gá đặt chi tiết gia công?
Câu 5. Hệ thống tưới dung dịch làm mát có vai trò gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:
1 - B |
2 - A |
3 - B |
4 - |
5 - D |
Bước 4:
- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập và chuyển sang nội dung vận dụng.
- HS vận dụng được kiến thức và và nhận biết được các chi tiết trên máy tiện CNC.
- Tổng kết, đánh giá quá trình học tập của các nhóm.
- Danh sách các công việc thuộc dự án.
- Bảng kế hoạch thực hiện dự án.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu câu hỏi bài tập trong hộp chức năng Vận dụng (tr31 – SGK)
Hãy quan sát hình 6.12 và cho biết chi tiết nào được gia công trên máy tiện CNC? Chi tiết nào được gia công trên máy phay CNC? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Gợi ý trả lời:
+ Hình 6.12a là chi tiết dạng trục tròn xoay. Chi tiết này được gia công trên máy tiện CNC. Vì phương pháp tiện thường gia công các chi tiết trục tròn xoay.
+ Hình 6.12b là chi tiết lòng khuôn có bề mặt tương đối phức tạp. Chi tiết này được gia công trên máy phay CNC (có thể nhìn thấy các vết chạy dao gia công phay CNC trên bề mặt chi tiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV kết thúc bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Xem lại kiến thức đã học ở bài 6.
- Hoàn thành các bài tập trong hộp chức năng Vận dụng.
- Xem trước nội dung Bài 7. Trải nghiệm tìm hiểu quy trình gia công trên máy CNC.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 Kết nối CĐ 2 Bài 6: Cấu tạo của máy, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí kết nối CĐ 2 Bài 6: Cấu tạo của máy