Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 CTST CĐ 2 Bài 6: Tín hiệu tương tự và tín hiệu số

Tải về bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 6: Tín hiệu tương tự và tín hiệu số. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ VÀ TÍN HIỆU SỐ (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được các ưu điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự.
  • Thảo luận để rút ra được: Sự truyền giọng nói hoặc âm nhạc liên quan đến chuyển đổi tương tự - số (ADC) trước khi truyền và chuyển đổi số - tương tự (DAC) khi nhận.
  • Mô tả được sơ lược hệ thống truyền kĩ thuật số về chuyển đổi tương tự - số và số - tương tự.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực – luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua quá trình tìm câu hỏi cho các câu thảo luận và bài tập của bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tín hiệu tương tự và tín hiệu số, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được khái niệm tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
  • Thảo luận và rút ra được sự truyền giọng nói hoặc âm nhạc liên quan đến chuyển đổi tương tự - số (ADC) trước khi truyền và chuyển đổi số - tương tự (DAC) khi nhận.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SCĐ, SGV, Kế hoạch dạy học.
  • Ảnh hoặc video và đồ thị được đề cập đến trong SCĐ: Hình ảnh các tín hiệu tương tự: a) tín hiệu sóng dạng sin; b) tín hiệu âm thanh; c) tín hiệu hình ảnh, hình ảnh một dãy các giá trị rời rạc của hiệu điện thế, hình ảnh mô tả các tín hiệu điện từ trên màn hình của dao động kí điện tử,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SCĐ Vật lí 11.
  • Tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ ứng dụng trong thực tiễn để HS có được khái niệm ban đầu về hệ thống truyền kĩ thuật số.
  3. Nội dung: GV cho HS đọc ví dụ Mở đầu trong SCĐ để thảo luận về truyền hình kĩ thuật số và truyền hình tương tự.
  4. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về các câu hỏi trong phần khởi động của bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Từ năm 2021, Việt Nam không sử dụng sóng truyền hình tương tự và thay thế bằng truyền hình kĩ thuật số (Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Truyền hình kĩ thuật số và truyền hình tương tự khác nhau như thế nào và ưu điểm của truyền hình kĩ thuật số là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi ví dụ và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 6: Tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm tín hiệu tương tự (analog) và tín hiệu số (digital)

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi để HS nêu được khái niệm tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, thông qua đó nêu được khái niệm tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh các tín hiệu tương tự (hình 6.1) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ, trả lời câu hỏi sau:

+ Tín hiệu tương tự là gì?

+ Thảo luận 1 (SCĐ – tr36): Vì sao sau khi âm thanh (sóng cơ) được chuyển thành tín hiệu điện từ thì ta thu nhận được tín hiệu tương tự?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về tín hiệu tương tự.

- GV chiếu hình ảnh một dãy các giá trị rời rạc của hiệu điện thế (hình 6.2) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ, trả lời câu hỏi sau:

+ Tín hiệu số là gì?

+ Việc truyền dữ liệu dưới dạng tín hiệu số có ưu điểm gì so với tín hiệu tương tự?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về tín hiệu số.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời nội dung Luyện tập (SCĐ – tr37)

Quan sát Hình 6.3 và chỉ rõ đường mô tả nào tương ứng với tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

*Thảo luận 1 (SCĐ – tr36)

Âm thanh truyền đi dưới dạng sóng cơ với biên độ sóng là hàm biến thiên liên tục theo thời gian. Do đó, khi sóng âm được chuyển thành tín hiệu điện từ dưới dạng hiệu điện thế, hiệu điện thế cũng là đại lượng biến thiên liên tục theo thời gian, đó là tín hiệu tương tự (hay tín hiệu liên tục).

*Luyện tập (SCĐ – tr37)

Ta thấy các đường vạch trắng phía trên chỉ nhận hai giá trị xác định nên đây là đường đặc trưng cho tín hiệu số. Trong khi đó, đường dạng sin màu vàng phía dưới luôn có giá trị biến thiên liên tục theo thời gian nên đường này là đường đặc trưng cho tín hiệu tương tự.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ (ANALOG) VÀ TÍN HIỆU SỐ (DIGITAL)

1. Tín hiệu tương tự

- Tín hiệu tương tự, còn gọi là tín hiệu liên tục, có giá trị hiệu điện hoặc cường độ dòng điện biến thiên liên tục theo thời gian.

- Tín hiệu tương tự có vô số giá trị của hiệu điện thế hoặc cường độ dòng điện tương ứng với từng thời điểm liên tục khác nhau.

2. Tín hiệu số

- Tín hiệu số có hiệu điện thế hoặc cường độ dòng điện nhận giá trị rời rạc, không liên tục theo thời gian.

- Việc truyền dữ liệu dưới dạng tín hiệu số có một số ưu điểm sau so với tín hiệu tương tự:

+ Chất lượng dữ liệu cao hơn.

+ Tín hiệu ít bị nhiễu.

+ Thiết bị có giá cả thấp hơn, dễ di chuyển.

+ Tín hiệu có thể được nén dễ dàng và có thể mã hóa.

+ Dễ dàng truyền tải qua mạng.

- Để quan sát hình dạng của tín hiệu tương tự và tín hiệu số, ta có thể sử dụng dao động kí điện tử.

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu ưu điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự và sự chuyển đổi tín hiệu

  1. Mục tiêu: HS mô tả được các ưu điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự và nêu được sự chuyển đổi tín hiệu trước khi phát sóng và sau khi thu sóng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi để HS nêu được ưu điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự và sự chuyển đổi tín hiệu.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, thông qua đó nêu được nội dung chuyển đổi tín hiệu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ và trả lời nội dung Thảo luận (SCĐ – tr38)

2. Nêu những ưu điểm của việc truyền tải tín hiệu số so với truyền tải tín hiệu tương tự và trình bày quy trình của việc chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số.

3. Vì sao ta phải thực hiện chuyển đổi tín hiệu số sáng tín hiệu tương tự trước khi đưa tín hiệu ra máy phát?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về ưu điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự và sự chuyển đổi tín hiệu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

*Thảo luận 2 (SCĐ – tr38)

- Một số ưu điểm của việc chuyển tải tín hiệu số so với chuyển tải tín hiệu tương tự:

+ Dữ liệu số dễ được nén hơn.

+ Thông tin dưới dạng tín hiệu số dễ dàng mã hóa.

+ Thiết bị sử dụng tín hiệu số có giá thành thấp và dễ sử dụng.

+ Dữ liệu số được chuyển tải dễ dàng qua mạng.

- Quy trình chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số được thực hiện bằng thiết bị có tên là ADC.

Các tín hiệu tương tự có giá trị thay đổi liên tục theo thời gian nên để đo các giá trị này, ra cần phải giữ giá trị này không đổi trong một thời gian ngắn. Việc này được thực hiện bởi mạch S/H. Tiếp theo, các giá trị này được chuyển đổi thành các giá trị gián đoạn sau khi đi quan mạch lượng tử hóa và mã hóa.

*Thảo luận 3 (SCĐ – tr38)

Để có thể phát ra tín hiệu dưới dạng âm thanh hoặc hình ảnh, tín hiệu phải có giá trị liên tục. Do đó, sau khi được truyền đi hoặc lưu trữ dưới dạng tín hiệu số, dữ liệu phải được chuyển đổi ngược trở lại thành tín hiệu tương tự nhờ bộ chuyển đổi DAC.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

II. CHUYỂN ĐỔI TÍN HIỆU

- Vì các tín hiệu như âm thanh, hình ảnh thường tồn tại dưới dạng tương tự nên cần thiết phải chuyển đổi tín hiệu từ dạng tương sang dạng số.

- Sau khi được ghi nhận bởi máy thu sóng thì những tín hiệu dạng số này cần phải được chuyển ngược lại dạng tương tự để thể hiện đúng thông tin có ích cần truyền đi.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 CTST CĐ 2 Bài 6: Tín hiệu tương tự và tín hiệu số

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 Chân trời CĐ 2 Bài 6: Tín hiệu tương tự, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời CĐ 2 Bài 6: Tín hiệu tương tự

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay