Tải về bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 3 Bài 9: Thiết bị đầu ra (5 tiết). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Ngày nay, chất lượng cuộc sống được nâng cao nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong đó, sự phát triển của ngành kĩ thuật điện tử vừa góp phần giải phóng sức lao động, vừa giảm sự phụ thuộc vào quá trình điều khiển của con người, mạch đóng ngắt đèn đường tự động là một ví dụ.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Các mạch điện ứng dụng này sử dụng những thiết bị điện tử gì và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi phần Mở đầu và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 9: Thiết bị đầu ra.
Hoạt động 1. Thực hiện dự án tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của một số thiết bị đầu ra và thiết kế được một số mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời nội dung Thảo luận 1,2 (SCĐ – tr52) + Thảo luận 1: Tìm hiểu tài liệu và trình bày ngắn gọn nguyên tắc hoạt động của một số thiết bị đầu ra. + Thảo luận 2: Hãy kể tên các linh kiện điện tử được sử dụng trong mạch đóng ngắt tự động. - GV tổ chức dạy học dự án chủ đề "Các thiết bị đầu ra" theo các bước sau đây 1. Chọn chủ đề và xác định mục tiêu - GV giao nhiệm vụ cho HS: Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của một số thiết bị đầu ra và thiết kế được một mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra. Nhóm 1,2: Mạch op-amp – relay. Nhóm 3,4: Mạch op-amp – LED. Nhóm 5,6: Mạch op-amp – CM. 2. Xây dựng kế hoạch - GV nêu các yêu cầu của dự án, định hướng cho HS xây dựng kế hoạch thực hiện. + Xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu. + Chọn một hoạt động tự động hóa và tìm một mạch điện ứng dụng thực hiện hoạt động đó, gửi bản mạch điện cho GV hướng dẫn để nhận được sự hỗ trợ về lí thuyết và thiết bị. + Tìm hiểu các linh kiện điện tử có trong mạch điện, cách đấu nối các linh kiện, chú ý trị số của các đại lượng để mạch hoạt động bình thường. + Lựa chọn các linh kiện, lắp ráp mạch điện và tiến hành kiểm tra hoạt động của mạch điện. + Viết báo cáo quá trình thực hiện dự án, trong đó cần nêu được những khó khăn và giải pháp khắc phục. - Sản phẩm cần đạt: + Báo cáo quá trình thực hiện dự án. + Một mạch điện ứng dụng thiết bị đầu ra. - Thời gian dự kiến: 1 tiết. 3. Thực hiện dự án - Theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra tiến độ của HS thông qua nhật kí hoạt động hoặc xem báo cáo hoạt động của các nhóm. - Thời gian dự kiến: 1 tuần (ở nhà). 4. Trình bày - Yêu cầu trưởng nhóm gửi sản phẩm của nhóm lên padlet. - Tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm trên lớp. 5. Đánh giá - Đưa ra những nhận xét, lưu ý về nội dung và hình thức trình bày dự án của các nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thực hiện dự án tại nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trả lời nội dung Thảo luận *Thảo luận 1 (SCĐ – tr52) - LED: là diode được chế tạo từ những vật liệu bán dẫn thích hợp sao cho khi có dòng điện thuận chạy qua diode thì ở lớp chuyển tiếp p-n có ánh sáng phát ra. Màu sắc của ánh sáng phát ra tùy thuộc các bán dẫn dùng làm diode và cách pha tạp chất vào các bán dẫn đó. - Relay điện từ: dòng điện điều khiển chạy qua cuộn dây của một nam châm điện làm thay đổi lực từ tác động lên một miếng vật liệu sắt từ, qua đó tác dụng lên các tiếp điểm. Với relay điện từ phân cực thì lực từ tồn tại sẵn ngay cả khi không có dòng điện điều khiển, nó chỉ hoạt động khi dòng điều khiển có một chiều xác định. Với relay điện từ không phân cực thì ngược lại, lực từ chỉ xuất hiện khi có dòng điện điều khiển, hoạt động của nó không phụ thuộc vào chiều của dòng điều khiển. *Thảo luận 2 (SCĐ – tr52) Các mạch đóng ngắt tự động đơn giản sử dụng một số linh kiện sau: điện trở, quang điện trở, relay, op-amp, diode chỉnh lưu, transistor. - Đại diện nhóm trình bày. - Các HS khác đưa ra nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá sản phẩm và tổng kết, chuyển sang nội dung mới. |
I. DỰ ÁN NGHIÊN CỨU *Xây dựng ý tưởng dự án và quyết định chủ đề - Mục đích: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của một số thiết bị đầu ra và thiết kế được một số mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra. - Vấn đề thực tiễn: So với nhà bình thường thì nhà thông minh có độ an toàn, tiện nghi và tiết kiệm hơn là do hoạt động của các thiết bị diễn ra một cách tự động theo một chế độ cài đặt trước. Hãy thiết kế một mạch điện ứng dụng mạch op-amp – relay hay op-amp – LED để thực hiện một hoạt động tự động hóa cho ngôi nhà của bạn. *Lập kế hoạch thực hiện dự án (HS thực hiện báo cáo theo mẫu đính kèm dưới hoạt động) |
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 Chân trời CĐ 3 Bài 9: Thiết bị đầu ra, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 chân trời CĐ 3 Bài 9: Thiết bị đầu ra