Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CTST CĐ 1 Hoạt động 5: Nghệ thuật thời Lê trung hưng

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1 Hoạt động 5: Nghệ thuật thời Lê trung hưng. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

HOẠT ĐỘNG 5: NGHỆ THUẬT THỜI LÊ TRUNG HƯNG

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

 - Nêu được những nét chính về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thời Lê trung hưng.

- Trình bày được những điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng.

  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề, hướng dẫn HS khai thác Hình 1.30 – 1.39, mục Em có biết, thông tin trong mục 5a, 5b SGK tr.13 – 16 và trả lời câu hỏi:

- Nêu những nét chính về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thời Lê trung hưng.

- Trình bày những điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thành tựu tiêu biểu, những điểm mới của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thời Lê trung hưng và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Những nét chính trong kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thời Lê trung hưng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm hoàn thành Phiếu học tập số 2:

+ Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 1.30 – 1.32, mục Em có biết, thông tin trong mục 1a và cho biết:

●       Nêu những nét chính về kiến trúc thời Lê trung hưng.

●       Sưu tầm và giới thiệu một công trình kiến trúc mà em có ấn tượng nhất.

   

https://www.youtube.com/watch?v=bz6MgZYKhDA

+ Nhóm 3, 4: Khai thác Hình 1.33 – 1.37, thông tin trong mục 1a và cho biết:

●       Nêu những nét chính về điêu khắc thời Lê trung hưng.

●       Sưu tầm và giới thiệu một công trình điêu khắc mà em có ấn tượng nhất.

https://www.youtube.com/watch?v=3thCX9YsI-o

+ Nhóm 5, 6: Khai thác Hình 1.38, 1.39, thông tin trong mục 1a và cho biết:

●       Nêu những nét chính về mĩ thuật thời Lê trung hưng.

●       Sưu tầm và giới thiệu một công trình mĩ thuật mà em có ấn tượng nhất.

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về nghệ thuật thời Lê trung hưng (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2 theo nội dung của từng nhóm.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày những nét chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thời Lê trung hưng theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Kiến trúc:

●       Kiến trúc cung đình: về cơ bản vẫn tiếp nối thời Lê sơ và thời Mạc nhưng được xây dựng với quy mô lớn hơn, lộng lẫy hơn.

●       Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian: phát triển rộng khắp trong các làng xã ở nông thôn Việt Nam, gắn với sự phục hồi của Phật giáo; được xây dựng ở những nơi yên tĩnh, phong cảnh đẹp; có bước tiến mới về bố cục và phong cách trang trí.

+ Điêu khắc:

●       Điêu khắc cung đình: gắn với quá trình xây dựng và trang trí cung vua, phủ chúa, xây dựng lăng mộ.

●       Điêu khắc dân gian: phát triển đa dạng hơn so với điêu khắc cung đình.

+ Mĩ thuật: phát triển rực rỡ với nhiều thể loại hình nhưng phổ biến nhất vẫn là tranh lụa và tranh dân gian.

(Sơ đồ tư duy tổng kết nhiệm vụ đính kèm phía dưới).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

5. NGHỆ THUẬT THỜI LÊ TRUNG HƯNG

a. Những nét chính trong kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thời Lê trung hưng

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

 

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ NGHỆ THUẬT THỜI LÊ TRUNG HƯNG

Một góc sân chầu ở phủ chúa Trịnh

Quang cảnh chùa Thiên Mụ

Rồng trên bia đá chùa Đồng Dương, niên hiệu Đức Long, thế kỉ XVII

Rồng trên sắc Cảnh Hưng, năm thứ 3 (1742)

Rồng trên án thờ Văn Miếu,

cuối thế kỉ XVIII

Rồng trên bia “Nam Giao điện bi ký”, thế kỉ XVII

Cánh cửa chạm rồng, chùa Keo

(Thái Bình)

Đầu dư chạm rồng, đình Chu Quyến,

thế kỉ XVII

Hứng dừa – tranh Đông Hồ

 

Chân dung Trịnh Đình Kiên

(Tranh lụa Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam)

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

 

Những nét chính

Công trình nghệ thuật tiêu biểu

Kiến trúc

- Xuất hiện cụm kiến trúc phủ Chúa.

+ Được xây dựng ngoài hoàng thành, liền sát với khu dân cư.

+ Thiết kế hình vuông, có tường bao quanh, nằm ở phía nam hồ Tả Vọng (Hoàn Kiếm).

+ Sân điện rộng lớn, dinh thự xây cao hai tầng, cột bằng gỗ lim, chạm trổ sơn son thếp vàng.

- Kiến trúc đình làng:

+ Phát triển rộng khắp trong làng xã nông thôn Việt Nam.

+ Các đình làng còn lại đến ngày nay: đình Thổ Tang, đình Hương Canh (Vĩnh Phúc), đình Hoàng Xá, đình Chu Quyến (Hà Nội),…

- Kiến trúc Phật giáo:

+ Có bước tiến về bố cục, phong cách.

+ Chùa được xây dựng với quy mô lớn, hòa nhập với cảnh sắc thiên nhiên. Được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”.

+ Các công trình tiêu biểu: chùa Keo (Thái Bình), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Tây Phương (Hà Nội),…

Chùa Keo (Thái Bình)

- Chùa Keo Thái Bình được dựng năm 1632, tên chữ là “Thần Quang tự Về nguồn gốc, từ thế kỉ XI đã có chùa Keo (sau đổi thành chùa Thần Quang) được xây trên đất Giao Thuỷ (làng Keo/ấp Keo), thuộc Nam Định ngày nay. Đầu thế kỉ XVII, một trận lụt lớn làm chùa bị trôi dạt, dân ấp Keo phải di dời đi 2 nơi: một bộ phận định cư ở phía đông nam - hữu ngạn sông Hồng (nay thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định); một bộ phận định cư ở phía đông bắc - tả ngạn sông Hồng (nay thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

- Làng Keo (gốc ở Nam Định) được chia thành hai làng và mỗi làng đều cho dựng lại chùa, tên Nôm đều gọi là “chùa Keo” Để phân biệt, dân gian thường gọi chùa Keo ở Thái Bình là “Keo trên; chùa Keo ở Nam Định là “Keo dưới”.

- Ngoài chức năng thờ Phật, chùa Keo Thái Bình còn thờ Thánh Dương Không Lộ và những người có công lớn trong việc dựng chùa. Ngôi chùa gồm 21 hạng mục lớn, nhỏ (154 gian). Ngoài các kiến trúc chính, chùa Keo còn một số kiến trúc phụ trợ, như khu Tăng xá, Nhà khách (phía đông và phía tây), trụ sở Ban Quản lí di tích. Đặc biệt, trong chùa còn lưu giữ 197 di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của chùa (từ thế kỉ XVII đến nay), được tạo tác từ nhiều loại chất liệu (gỗ, đá, đồng), có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học đặc sắc. Chùa Keo (Thái Bình) được đánh giá là một trong những công trình tiêu biểu nhất trong hệ thống chùa dạng thức “tiền Phật hậu Thánh” cũng như dạng thức chùa “trăm gian” ở Việt Nam.

Điêu khắc

- Đạt đến trình độ khá điêu luyện, bao gồm điêu khắc trên chất liệu gỗ, đá, đồng.

- Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh mẽ (chạm khắc, văn hóa dân gian), thể hiện đời sống dân gian đậm nét, độc đáo.

- Đề tài rồng xuất hiện rộng khắp trong kiến trúc dân gian (đình, gạch lát, chạm khắc gỗ).

- Một số công trình điêu khắc tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay: Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), tượng các vị La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội), bia Nam Giao, bia Hàm Long (Hà Nội),…

Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

- Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay có niên đại vào thế kỉ XVII (năm 1656), được đặt tại chùa Bút Tháp (xã Đình Tố, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

- Bức tượng khắc hoạ hình đức Phật ngồi trên toà sen với tư thế thiền định. Tượng có 11 mặt chính nhìn ra phía trước và 2 mặt phụ ở 2 bên, đầu đội mũ “thiên quan: Đầu tượng tạo thành nhiều lớp, trên cùng là tượng A-di-đà ngồi trên toà sen trong tư thế thiền định.

- Tượng có 42 cánh tay lớn, các cánh tay để trần, các bàn tay trong tư thế ấn quyết và thiển định, các vòng cánh tay phụ tạo thành một vòng tròn lớn đặt rời phía sau tượng (gồm 789 cánh tay), trong mỗi bàn tay có một con mắt.

- Nhìn tổng thể, tượng được chạm khắc khéo với dáng hành đạo, thư thái, thể hiện nhiều tầng đầu chống nhau, nhiều lớp cánh tay tạo thành hình vòng tròn nổi.

- Đây là tác phẩm độc nhất vô nhị trong nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình thế kỉ XVII nói chung. Bức tượng được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012.

thuật

- Có sự thăng hoa, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần, phong phú, đậm chất dân gian qua tranh dân gian: tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hà Nội).

- Nghề sơn mài vẽ trang trí, thư pháp, chân dung, màu trên gốm phát triển mạnh mẽ.

- Hoa ăn trang trí trên dòng gốm trong Nội phủ Chúa Trịnh đặc biệt tinh xảo.

Đàn gà (tranh dân gian Đông Hồ)

- Tranh đàn gà thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ. Bức tranh miêu tả hình ảnh gà mẹ đang ngậm con ong, quan sát và chăm chút cho các con.

- Hình ảnh trung tâm của bức tranh là gà mẹ. Ngoài ra, còn có hai chú gà con ở phía trước, hai con ở phía sau, hai con ở phía trên, hai con ở phía dưới, một con ở trong, một con ở ngoài. Mười con gà con đứng quanh gà mẹ nhưng đều có những nét chuyển động khác nhau:

Con đang rỉa lông, con đùa chạy, con nấp dưới bụng gà mẹ, con lại trèo lên lưng gà mẹ.

- Gam màu sử dụng trong bức tranh gồm có các màu đỏ, vàng, xanh và viền đen, trong đó gam màu chủ đạo là đỏ và vàng giúp cho bức tranh đàn gà thêm rực rỡ hơn trong những ngày đầu xuân.

- Bức tranh đàn gà thuộc chủ đề tranh chúc tụng, tranh thường được mua hoặc tặng vào dịp lễ, Tết như biểu thị mọi điều tốt đẹp, gửi gắm ước mơ của người dân về một gia đình hạnh phúc, luôn có con đàn cháu đống.

 

SƠ ĐỒ TƯ DUY TỔNG KẾT NHIỆM VỤ 1

Nhiệm vụ 2: Những điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin mục 5b SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Trình bày những điểm mới trong nghệ thuật Lê trung hưng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những điểm mới trong nghệ thời Lê trung hưng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Sự mở rộng của kiến trúc cung đình:

+ Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian phát triển rực rỡ, độc đáo, sáng tạo:

+ Mĩ thuật xuất hiện yếu tố mới và trở nên đa dạng.

+ Nghệ thuật có sự kế thừa và giao thoa mạnh mẽ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Những điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng

- Xu hướng hòa nhập giữa nghệ thuật cung đình và nghệ thuật dân gian, thể hiện qua việc các chủ đề trang trí, chạm khắc trong kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, hình tượng rồng chạm khắc ở đình làng.

- Tính nhân văn và tính dân tộc thể hiện đậm nét. Đời sống của các tầng lớp xã hội được phản ánh sinh động, mang đậm tính dân gian.

- Nghệ thuật trang trí, điêu khắc, âm nhạc, hội họa hướng tới việc thể hiện những chủ đề gần gũi với đời sống con người.

- Có sự chọn lọc những yếu tố mới tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa, phương Tây.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CTST CĐ 1 Hoạt động 5: Nghệ thuật thời Lê trung hưng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Chân trời CĐ 1 Hoạt động 5: Nghệ thuật thời, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời CĐ 1 Hoạt động 5: Nghệ thuật thời

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Lịch sử 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay