Tải giáo án Powerpoint Địa lí 10 KNTT bài 5: Hệ quả địa lí chuyển động của trái đất

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Địa lí 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 5: Hệ quả địa lí chuyển động của trái đất. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

Tại sao các em thường thấy ở cửa lễ tân các khách sạn có đồng hồ các nước chỉ các giờ khác nhau?

BÀI 5: HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Hệ quả địa lí của chuyển động tự quay quanh trục
  2. Hệ quả do chuyển động quanh Mặt Trời
  3. 1. Hệ quả địa lí của chuyển động tự quay quanh trục

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm 1. Dựa vào hình 5.1 và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (chiều tự quay, trục quay của Trái Đất, chu kì tự quay....).

Nhóm 2. Đọc thông tin mục a, quan sát hình 5.1 và trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất?

- Nếu Trái Đất chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất, hiện tượng ngày đêm diễn ra như thế nào?

Nhóm 3. Dựa vào thông tin mục b, quan sát hình 5.2 và cho biết:

- Tại sao các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau lại có giờ địa phương khác nhau?

- Những nước nào sử dụng cùng giờ với Việt Nam?

Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

  • Chiều tự quay từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ)
  • Trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 66°33′ so với mặt phẳng quỹ đạo
  • Chu kì tự quay là 24 giờ (một ngày đêm)
  • Vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo, nhỏ nhất ở hai cực

Hệ quả của sự luân phiên ngày đêm

Trái Đất có dạng khối cầu

Mặt Trời chiếu sáng một nửa (ban ngày)

Nửa còn lại chưa được chiếu sáng (ban đêm)

Trái Đất tự quay quanh trục

Mọi nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối

Gây ra hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau

Trái Đất có dạng khối cầu, lại không ngừng tự quay quanh trục → Tia sáng mặt trời không thể cùng lúc chiếu sáng khắp mọi nơi.

Nơi được Mặt Trời chiếu sáng trước sẽ có giờ sớm hơn

Việt Nam sử dụng giờ của múi giờ số 7

  • Nêu hệ quả địa lí của chuyển động tự quay quanh trục Trái Đất?

Mở rộng kiến thức

- Nếu Trái Đất chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm.

+ Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa chìm trong bóng tối là đêm.

+ Một năm chỉ có một ngày và một đêm.

- Nửa Trái Đất là ban ngày được Mặt Trời chiếu sáng nên nhiệt độ rất cao, nửa Trái Đất là ban đêm thì nhiệt độ rất thấp.

- Ranh giới giữa ban ngày và ban đêm có sự chênh lệch khi áp rất lớn.

+ Nửa ban ngày có áp thấp cực sâu, nửa ban đêm có áp cao cực lớn.

→ Sinh ra các luồng gió cực mạnh từ nửa ban đêm sang nửa ban ngày.

+ Với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và áp suất sự sống sẽ không thể tồn tại trên Trái Đất được.

- Việt Nam sử dụng giờ của múi giờ số 7, những nước sử dụng cùng giờ khu vực với Việt Nam là: In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Liên bang Nga.

Bài tập “Tính giờ”

☼ Phương pháp

  • Giờ… (giờ đã biết) “+” hoặc “-” (khoảng cách chênh lệch 2 múi giờ)
  • Chú ý: Dấu “+” khi tính về phía đông, “-” tính về phía tây.
  • Tính giờ các nước = giờ nước ta + hoặc - số múi
  • Chú ý: Dấu “+” nếu nước đó ở bên phải nước ta, dấu “-” nếu nước đó ở bên trái nước ta.

Ví dụ 1:

- Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là:

- Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Niu-Iooc là:

- Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Mat-xcơ-va là:

- Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Niu-đê-li là:

- Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Bắc Kinh là:

Ví dụ 2:

Vào lúc 19h ngày 15/2/2006 tại Hà Nội khai mạc SEAGAME 22. Hỏi lúc đó là mấy giờ, ngày bao nhiêu tại các địa điểm sau:

  • Xe-un: 120oĐ, Mat-xcơ-va: 30oĐ, Pari: 20oĐ, Lot Angiơ-let: 120o
  • Biết Hà Nội :105oĐ.
  1. 2. Hệ quả do chuyển động quanh Mặt Trời

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm 1, 2. Dựa vào hình 5.3 và kiến thức đã học, hãy mô tả đặc điểm chuyển động quanh Mặt Trời (quỹ đạo, hướng chuyển động, hưởng và độ nghiêng của trục Trái Đất, thời gian hoàn thành một vòng chuyển động).

Nhóm 3, 4. Dựa vào thông tin và hình 5.4, hãy giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai bán cầu.

Nhóm 5, 6. Dựa vào thông tin trong mục b và hình 5.3, hãy nhận xét và giải thích hiện tượng mùa diễn ra ở bán cầu Bắc.

Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

  • Quỹ đạo hình elip.
  • Hướng chuyển động từ đông sang tây (ngược chiều kim đồng hồ).
  • Trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất không đổi hướng và luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo góc khoảng 66°33’B.
  • Thời gian hoàn thành một vòng chuyển động là 365 ngày và 6 giờ.

Hệ quả hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau

Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa quay xung quanh Mặt Trời, nhưng trục của Trái Đất không đổi hướng và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo góc khoảng 66°33‘.

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo thời gian, không gian.

Trừ hai ngày 21 – 3 và 23 – 9 có ngày và đêm dài bằng nhau, ngày và đêm khác nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam, càng xa Xích đạo thời gian chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn.

Hệ quả hiện tượng các mùa trong năm (ở bán cầu Bắc)

21/3 – 22/6

  • Mùa xuân vì lúc này bán cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời, ngày dài hơn đêm, gốc nhập xạ lớn, mặt đất nhận được nhiều nhiệt.
  • Trước đó trải qua một mùa đông lạnh giá.

22/6 – 23/9

  • Mùa hạ vì bán cầu Bắc vẫn chúc về phía Mặt Trời, ngày vẫn dài hơn đêm, góc nhập xạ lớn.
  • Mặt đất đã tích nhiệt từ mùa xuân.

23/9 – 22/12

  • Mùa thu vì bán cầu Bắc ngả xa Mặt Trời, ngày ngắn hơn đêm, góc nhập xa nhỏ.
  • Mặt đất bắt đầu bị mất nhiệt nhưng không quá lạnh vì đã tích nhiệt từ mùa xuân và hạ.

22/12 – 21/3

  • Mùa đông vì bán cầu Bắc tiếp tục ngả xa Mặt Trời, ngày vẫn ngắn hơn đêm, góc nhập xạ nhỏ.
  • Mặt đất bị mất nhiệt từ mùa thu nên rất lạnh.

Mở rộng kiến thức

  • Mùa là khoảng thời gian trong năm nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
  • Xét về nguồn gốc: Mùa là khoảng thời gian trong năm mà bề mặt đất tiếp thu nhiệt lượng của Mặt Trời chiếu tới khác nhau và có ngày đêm chênh lệch khác nhau. Trong một năm, nhiệt độ thay đổi sinh ra các mùa.
  • Nhiệt độ cao hay thấp là do nhiệt của tia mặt trời (góc nhập xạ) và thời gian chiếu sáng (ngày, đêm) đem đến nhiều hay ít.
  • Việt Nam tuy nằm trong vùng nhiệt đới nhưng ở miền Bắc khí hậu có đặc điểm bốn mùa tuy không rõ rệt, còn miền Nam chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
  • Bốn mùa của các nước châu Âu là bốn mùa theo dương lịch, còn bốn mùa ở Việt Nam là theo âm – dương lịch, thời gian bắt đầu các mùa được tinh sớm hơn khoảng 45 ngày.

LUYỆN TẬP

Trò chơi: HÀNH TINH ÁNH SÁNG

Câu 1. Ngày và giờ ở Mê-hi-cô là bao nhiêu khi Việt Nam là 7 giờ sáng ngày 1/1/2022?

Khi Việt Nam là 7 giờ sáng ngày 1/1/2022 thì ở Mê-hi-cô:

- Phần lãnh thổ thuộc múi giờ -6 là 18 giờ ngày 31/12/2021.

- Phần lãnh thổ thuộc múi giờ -7 là 17 giờ ngày 31/12/2021.

Câu 2. Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày, đêm diễn ra như thế nào ở các vùng nhiệt đới, ôn đới, hàn đới?

- Ở vùng nhiệt đới, sự chênh lệch ngày đêm không lớn.

- Ở vùng ôn đới chênh lệch ngày đêm tương đối lớn.

- Ở vùng cực sự chênh lệch ngày đêm rất lớn (từ 24 giờ đến 6 tháng).

Câu 3. Hãy cho biết nguyên nhân sinh ra mùa trên Trái Đất. Hiện tượng mùa khác nhau như thê nào ở các vùng nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

- Do Trái Đất vừa tự quay và quay quanh Mặt Trời nhưng trục không đổi hướng và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66°33′ làm cho góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ và theo mùa.

- Đồng thời làm thời gian chiếu sáng thay đổi theo mùa và theo vĩ độ và sinh ra mùa. Mùa diễn ra khác nhau ở những vùng khác nhau: Vùng Xích đạo quanh năm nóng, vùng nhiệt đới có hai mùa nhưng không rõ rệt, vùng ôn đới có bốn mùa rõ rệt, vùng cực có một mùa lạnh quanh năm.

VẬN DỤNG

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

Câu 1. Giải thích tại sao người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam, muốn theo dõi trực tiếp các trận bóng của giải ngoại hạng Anh thường phải thức đêm để xem, trong khi thực tế các trận bóng bên Anh thường được bắt đầu vào buổi chiều.

Câu 2. Giải thích câu tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất?

Câu 1. Anh ở múi giờ số 0, Việt Nam có giờ sớm hơn giờ ở Anh là 7 giờ. Do đó, khi Việt Nam là ban đêm thì ở Anh mới là chiều cùng ngày.

Câu 2. Ở Việt Nam dùng âm – dương lịch, tháng năm là cuối xuân đầu hạ nên ngày dài, đêm ngắn. Tháng mười là cuối thu đầu đông nên ngày ngắn, đêm dài.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức bài 5.

Tìm hiểu thêm kiến thức trên internet.

Đọc Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng.

XIN CHÀO TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Địa lí 10 KNTT bài 5: Hệ quả địa lí chuyển động của trái đất

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Địa lí 10 Kết nối, giáo án điện tử Địa lí 10 KNTT bài 5: Hệ quả địa lí chuyển động, giáo án trình chiếu Địa lí 10 kết nối bài 5: Hệ quả địa lí chuyển động

Bài giảng điện tử Địa lí 10 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay