CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
- Theo em, những vi khuẩn trên có đặc điểm chung là gì?
- Em biết gì về các tế bào nhân sơ? Kể tên một số sinh vật nhân sơ mà em biết.
BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN SƠ
NỘI DỤNG BÀI HỌC
- Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Cấu tạo tế bào nhân sơ
- Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đọc thông tin, quan sát Hình 2, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Hãy so sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ những ưu thế gì?
- Vì sao tất cả sinh vật có kích thước lớn luôn có cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào chứ không phải từ một tế bào duy nhất?
- Có kích thước nhỏ
- Tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng
- Sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với các tế bào có kích thước lớn hơn.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân), không có các bào quan có màng bao bọc => Các phản ứng sinh hoá trong tế bào thường đơn giản.
- Sinh vật có cấu tạo từ tế bào nhân sơ (vi khuẩn, vi khuẩn cổ) được gọi là sinh vật nhân sơ.
- Hình dạng: có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (cầu khuẩn), hình xoắn (xoắn khuẩn), hình dấu phẩy (phẩy khuẩn), hình que (trực khuẩn),… ở một số loài, các tế bào riêng lẻ có thể liên kết với nhau tạo thành chuỗi, từng đôi hoặc nhóm nhỏ.
- Cấu tạo tế bào nhân sơ
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1. Tìm hiểu về thành tế bào, màng tế bào và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát Hình 8.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Nhóm 2. Tìm hiểu về tế bào chất và trả lời câu hỏi: Tại sao tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào?
Nhóm 3. Tìm hiểu về vùng nhân và trả lời câu hỏi: Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát trừ đặc điểm nào của tế bào?
- Thành tế bào và màng sinh chất
- Thành tế bào được cấu tạo bởi peptidoglycan (bao gồm các chuỗi carbohydrate liên kết với peptide) có tác dụng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn được chia thành hai loại: Gram dương (Gr+) và Gram âm (Gr-).
- Bên dưới thành tế bào là màng sinh chất, được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein.
- Màng sinh chất có chức năng:
- Kiểm soát quá trình vận chuyển các chất ra và vào tế bào.
- Là nơi diễn ra một số quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.
- Tế bào nhân sơ còn có một số thành phần khác: vỏ nhầy, lông và roi.
- Vỏ nhầy: có thành phần chủ yếu là polysaccharide có chức năng bảo vệ cho tế bào.
- Lông (nhung mao): giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào hoặc các bề mặt khác.
- Roi (tiên mao): được cấu tạo từ protein giúp vi khuẩn di chuyển.
- Tế bào chất
- Chứa 65 – 90 % nước và các chất vô cơ, hữu cơ khác nhau. Trong tế bào chất có nhiều ribosome 70 S, là nơi tổng hợp các loại protein của tế bào.
- Tế bào chất là bào quan duy nhất ở tế bào nhân sơ không có màng bọc.
- Là nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá, đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào.
- Tế bào chất của vi khuẩn có các hạt và thể vùi có chức năng dự trữ các chất. Một số vi khuẩn có thêm plasmid.
- Vùng nhân
Vùng nhân của tế bào nhân sơ gồm một phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng, liên kết với nhiều loại protein khác nhau; khu trú ở vùng tế bào chất và không được bao bọc bởi màng nhân.
Phân tử DNA vùng nhân mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm
LUYỆN TẬP
Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này cần phải sử dụng các loại kháng sinh khác nhau. Hiệu quả của kháng sinh được mô tả trong bảng sau.
Dựa vào kết quả ở bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Khả năng bệnh nhân này có thể nhiễm ít nhất mấy loại vi khuẩn? Tại sao?
- Biết kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn, hãy dự đoán nguyên nhân tại sao kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp.
- Tại sao khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ?
- Người này có thể nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn vì có hai loại kháng sinh B và C có tác dụng.
- Kháng sinh C cho hiệu quả tương đối thấp do ribosome của vi khuẩn được bảo vệ bởi thành tế bào và màng sinh chất.
→ Việc ức chế của các kháng sinh ức chế protein sẽ có hiệu quả thấp hơn các loại kháng sinh khác.
→ Ngoài ra một số vi khuẩn còn có các kháng nguyên và lớp vỏ nhầy giúp tăng khả năng xâm nhập của kháng sinh ức chế protein.
- Mỗi loại kháng sinh có tác dụng với các loài vi khuẩn khác nhau.
→ Việc kết hợp hai loại kháng sinh B và C sẽ giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn hơn so với việc chỉ sử dụng một trong hai loại kháng sinh để tiêu diệt một vài nhóm vi khuẩn.
→ Khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ.
VẬN DỤNG
Em hãy tìm hiểu và kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Đề xuất phương pháp phòng tránh các bệnh đó.
Một số bệnh do vi khuẩn:
- Ngộ độc thực phẩm: do các vi khuẩn Bacillus cereus, Clostridium botulinum, Escherichia coli và Salmonella,... gây ra.
- Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, liên cầu khuẩn nhóm A,... gây ra.
- Bệnh lỵ do trực khuẩn Shigella gây ra.
- Bệnh tiêu chảy do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra.
- Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.
Một số biện pháp phòng tránh các bệnh do vi khuẩn gây ra:
- Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống.
- Trước khi ăn phải rửa tay thật kĩ.
- Đeo khẩu trang khi ra đường.
- Sống lành mạnh, vệ sinh cơ thể và các vật dụng sạch sẽ.
- Tiêm phòng đầy đủ.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập sinh học
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 9: Tế bào nhân thực.
BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE!
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học