A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Biểu hiện nào thể hiện người tôn trọng lẽ phải?
A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà
B. Tố cáo tội lỗi của người vi phạm pháp luật
C. Dung túng cho kẻ giết người
D. Bạo lực học đường
Câu 2 (0,25 điểm). Hành động nào là bảo vệ môi trường?
A. Vứt rác ra ngoài biển
B. Trồng cây xanh
C. Đốt túi nilon
D. Buôn bán động vật quý hiếm
Câu 3 (0,25 điểm). Bạo lực gia đình có mấy hình thức?
A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.
B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.
C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.
D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi
Câu 4 (0,25 điểm). Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên?
A. Tài nguyên rừng.
B. Tài nguyên đất.
C. Tài nguyên sinh vật.
D. Tài nguyên trí tuệ con người.
Câu 5 (0,25 điểm). Đâu là hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay?
A. Bạo lực giữa bố mẹ và con cái
B. Bạo lực giữa anh chị em trong gia đình
C. Bạo lực giữa vợ và chồng
D. Bạo lực giữa các ông bà và các cháu
Câu 6 (0,25 điểm). Phương án nào dưới đây không phải biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
A. Ủng hộ người nghèo
B. Trồng cây để bảo vệ môi trường
C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
D. Buôn bán và sử dụng chất kích thích
Câu 7 (0,25 điểm). Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là
A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa.
B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng.
C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia.
D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới.
Câu 8 (0,25 điểm). Theo em vì sao từ khi trẻ còn nhỏ, chúng ta nên giáo dục chúng về các điều hay lẽ phải, phải biết tôn trong những điều đúng đắn?
A. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn
B. Vì học sinh là thể hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước
C. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ
D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt
Câu 9 (0,25 điểm). Môi trường có sự liên kết như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
A. Không liên quan gì đến cuộc sống của con người
B. Là điều kiện quan trọng, thiết yếu
C. Chỉ có chức năng cung cấp thức ăn cho con người
D. Môi trường không hề có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người
Câu 10 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây là đúng?
A. Muốn có xã hội phát triển thì phải chấp nhận ô nhiễm
B. Thay thế túi nilon bằng cách mang giỏ hoặc gói đồ bằng lá sẽ góp phần bảo vệ môi trường
C. Tài nguyên thiên nhiên là vô hạn
D. Những tác động của con người đến thiên nhiên là không đáng kể
Câu 11 (0,25 điểm). Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào?
A. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra
B. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình
C. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái
D. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm
Câu 12 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?
A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực.
B. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ nạn xã hội.
C. Là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình.
D. Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội
Câu 13 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào sau đây nói về tôn trọng lẽ phải?
A. Ăn có mời, làm có khiến
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim
C. Áo rách cốt cách người thương
D. Nói phải củ cải cũng nghe
Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật?
A. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình
B. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra
C. Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội
D. Tố cáo những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng tới người trong gia đình
Câu 15 (0,25 điểm). Người tôn trọng lẽ không phải biểu hiện nào sau đây?
A. Có cách cư xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội
B. Dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải, đẩy lùi cái sai, cái xấu
C. Có cách cư xử giúp chữa lành các mối quan hệ xã hội
D. Bao che cho người phạm tội
Câu 16 (0,25 điểm). Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?
A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương
B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ
Câu 17 (0,25 điểm). Một bạn trong lớp cho rằng “những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”.
Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?
A. Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học
B. Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta
C. Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời bạn có thể trở thành người xấu khi bước ra xã hội, với cái nhìn lệch lạc và phiến diện
D. Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành
Câu 18 (0,25 điểm). Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mỗi người dân trong xã hội. Là thế hệ chủ nhân của đất nước trong tương lai, lớn lên cùng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các em có thể làm gì để tuyên truyền sâu rộng hơn thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi người?
A. Chờ bao giờ lớn thì tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
B. Làm các video, áp phích về thông điệp bảo vệ môi trường, chống lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên đăng tải lên các trang mạng xã hội
C. Bao giờ có hoạt động thì tham gia, không thì tập trung học
D. Bạn học giỏi tham gia ít các phong trào bảo vệ môi trường, bạn học kém có nhiều thời gian thì tham gia nhiều hơn
Câu 19 (0,25 điểm). Trong giờ ra chơi, Hùng thấy bạn cùng lớp mình bắt nạt một em lớp dưới. Trong tình huống này, Hùng nên làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Cùng với bạn bắt nạt cho vui.
D. Chạy đi chỗ khác chơi.
Câu 20 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng
B. Có thể gây ra lãng phí tài nguyên
C. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất
Câu 21 (0,25 điểm). Trong lúc đứng xếp hàng mua kem, em thấy một anh lớn chen hàng lên trước. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết
B. Nhắc nhở anh rằng mọi người đều phải xếp hàng theo thứ tự
C. Cảnh cáo anh không được làm vậy, nếu không sẽ báo công an
D. Chen hàng như anh để có thể mua kem trước
Câu 22 (0,25 điểm). Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách nào?
A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm
Câu 23 (0,25 điểm). Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn A bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm. Theo em, hành vi của bố mẹ bạn A thuộc hình thức bạo lực gia đình nào?
A. Bạo lực về tinh thần.
B. Bạo lực về thể chất.
C. Bạo lực về tình dục.
D. Bạo lực về tài chính.
Câu 24 (0,25 điểm). Cho tình huống: Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh V lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe theo lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh V vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được chút tiền về trả nợ. Mặt khác, anh V cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh V đã mượn rượu để đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị A). Nếu là người thân của chị A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.
B. Khuyên chị A hãy mạnh mẽ đánh lại anh V nếu bị anh V tấn công.
C. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.
D. Khuyên chị A nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Mỗi cá nhân, tổ chức cần làm gì để phòng ngừa bạo lực gia đình?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy viết lại những điều em thấy cần thay đổi trong cách sinh hoạt hằng ngày để có thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG 8 - BỘ CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | B | C | D | A | D | C | B |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
B | B | A | B | D | A | D | A |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
C | B | A | C | B | D | A | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | Để phòng ngừa bạo lực gia đình: - Mỗi cá nhân cần: + Quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng trong ứng xử với các thành viên trong gia đình. + Nói không với mọi biểu hiện bạo lực gia đình và các biểu hiện của tư tưởng gia trưởng, các quan niệm lạc hậu. + Có kế hoạch an toàn khi xảy ra bạo lực gia đình nghiêm trọng: cách liên lạc với bên ngoài, nơi trú ẩn an toàn,... |
1,5 điểm |
- Đối với các tổ chức xã hội: + Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình. + Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh. + Xử lí nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình. | 1,5 điểm
| |
Câu 2 (1,0 điểm) | HS liên hệ bản thân, kể lại những điều em thấy cần thay đổi trong cách sinh hoạt hằng ngày để có thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: + Rút phích cắm và tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. + Sử dụng lượng nước vừa đủ để rửa bát và làm sạch thực phẩm. + Hạn chế sử dụng túi ni-lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần. + Tăng cường sử dụng các loại túi đựng được làm từ nguyên liệu: giấy, vải,… + Tận dụng rác thải từ nhà bếp để ủ phân xanh, bón cho cây trồng. + Tái chế các phế liệu thành những đồ vật dùng trong sinh hoạt. + Đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe bus, tàu điện,…) khi di chuyển. + Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn (rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ, rác tái chế). | 1,0 điểm |
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 - BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải | 1 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 2,0 | |
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 1 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 1 | 8 | 1 | 3,0 | |
Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
| 2 | 1 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 8 | 1 | 5,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 - BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Bài 4 | 8 | 0 |
|
| ||
Bảo vệ lẽ phải | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện của người bảo vệ lẽ phải. | 1 |
| C1 |
|
Thông hiểu | - Nhận biết được những việc làm không tôn trọng lẽ phải. - Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi. - Biết được câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải. | 4 |
| C6, C8, C13, C15 |
| |
Vận dụng | Thực hiện những việc làm bảo vệ lẽ phải, phê phán hành vi không bảo vệ lẽ phải. | 3 |
| C17, C19, C21 |
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
Bài 5 | 8 | 1 |
|
| ||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết | Nhận biết được việc làm bảo vệ môi trường. | 1 |
| C2 |
|
Thông hiểu | - Xác định được tài nguyên không phải tài nguyên thiên nhiên. - Nắm được biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng. - Xác định được mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường. - Biết được những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 4 |
| C4, C7, C9, C10 |
| |
Vận dụng | - Giải thích được lí do vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường. - Thực hiện được những việc làm bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. | 3 |
| C18, C20, C22 |
| |
Vận dụng cao | Kể lại được những điều cần thay đổi trong cách sinh hoạt hằng ngày để có thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. |
| 1 |
| C2 (TL) | |
Bài 6 | 8 | 1 |
|
| ||
Phòng, chống bạo lực gia đình | Nhận biết | - Nhận biết được các hình thức phổ biến của bạo lực gia đình và đâu là hình thức phổ biến nhất. - Nêu được trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc phòng ngừa bạo lực gia đình. | 2 | 1 | C3, C5 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với tâm lí trẻ em. - Nhận biết được hậu quả của bạo lực gia đình. - Xác định được những hành vi bị nghiêm cấm bởi pháp luật về bạo lực gia đình. - Nhận diện được đặc điểm của hình thức bạo lực về tinh thần. | 4 |
| C11, C12, C14, C16 |
| |
Vận dụng | - Biết được các hình thức bạo lực gia đình trong các trường hợp. - Phê phán các hành vi bạo lực gia đình, biết cách ứng xử phù hợp phòng ngừa trường hợp xấu do bạo lực gia đình gây ra. | 2 |
| C23, C24 |
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|