A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước?
A. 5 bước.
B. 6 bước.
D. 7 bước.
C. 8 bước.
Câu 2 (0,25 điểm). “Thiết lập quy tắc thu, chi” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?
A. Bước thứ nhất
B. Bước thứ hai
C. Bước thứ ba
D. Bước thứ tư
Câu 3 (0,25 điểm). Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu sức khỏe, mục tiêu học tập, mục tiêu gia đình, mục tiêu sự nghiệp,… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?
A. Thời gian thực hiện.
B. Năng lực thực hiện.
C. Lĩnh vực thực hiện.
D. Khả năng thực hiện.
Câu 4 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu hợp lí?
A. Để có tiền mua thỏi son hàng hiệu, chị T đã ăn mì tôm mỗi ngày.
B. Anh M thường xuyên vay tiền bạn để đi xem phim, đi du lịch,
C. Chị H mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì giá thành rẻ.
D. Anh K chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, trong khả năng chi trả.
Câu 5 (0,25 điểm). Kế hoạch chi tiêu là gì?
A. Là tổng số tiền mà một cá nhân có dùng để chi tiêu
B. Là danh sách khoản tiền sẽ được sử dụng trong thời gian nhất định với hạn mức đã được chia sẵn
C. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định
D. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai
Câu 6 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây chưa có ý thức trong việc xác lập mục tiêu cá nhân?
A. Bạn P muốn tiết kiệm 200.00 đồng trong 3 tháng để mua quà tặng mẹ.
B. Thấy các bạn đi học thêm tiếng Anh, T cũng đăng kí đi học cùng cho vui.
C. Đầu năm học lớp 8, A quyết tâm học tập để đạt danh hiệu học sinh giỏi.
D. Bạn Y quyết tâm giảm 2kg trong vòng 1 tháng để cơ thể thon gọn hơn.
Câu 7 (0,25 điểm). Ý kiến: Chỉ chọn những đồ đắt tiền để mua là chi tiêu hợp lí hay chưa?
A. Hợp lí, vì đồ đắt mới bền.
B. Chưa hợp lí, vì có thể dành số tiền đó để mua nhiều đồ rẻ hơn.
C. Hợp lí, vì đồ đắt tiền thể hiện mình là người biết chi tiêu.
D. Chưa hợp lí, vì có những món đồ không phù hợp với khả năng chi trả khiến mình dễ lâm vào nợ nần.
Câu 8 (0,25 điểm). Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Xác định mục tiêu giúp chúng ta có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống
B. Nên xác định nhiều mục tiêu cùng một lúc để có động lực phấn đấu cao hơn.
C. Nên xác định mục tiêu cao hơn khả năng của bản thân để có thêm động lực phấn đấu.
D. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi mục tiêu cá nhân đã đề ra.
Câu 9 (0,25 điểm). Cho các dữ liệu sau:
(1) Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu đã xác định.
(2) Cam kết thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
(3) Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.
(4) Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.
(5) Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.
(6) Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.
Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
A. (1) => (5) => (4) => (6) => (3) => (2).
B. (3) => (2) => (1)=> (5) => (4) => (6).
C. (1) => (2) => (3) => (4) => (5) => (6).
D. (3) => (2) => (5) => (4) => (1) => (6).
Câu 10 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?
A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.
B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.
C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.
D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.
Câu 11 (0,25 điểm). Một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí có biểu hiện như thế nào?
A. Mua sắm vô độ
B. Chỉ mua khi mặt hàng đó có khuyến mại tặng kèm vật dụng
C. Mua các đồ dùng thiết yếu cho mình, so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau để tìm ra được sản phẩm giá cả phải chăng với chất lượng đảm bảo
D. Ưu tiên mua thật nhiều đồ ăn cho cả gia đình
Câu 12 (0,25 điểm). Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?
A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập
B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm
C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch
D.Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn
Câu 13 (0,25 điểm). Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn?
A. Năng lực thực hiện.
B. Thời gian thực hiện.
C. Lĩnh vực thực hiện.
D. Khả năng thực hiện.
Câu 14 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí?
A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.
B. Khi đi siêu thị, bạn C đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền.
C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max.
D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.
Câu 15 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề mục tiêu cá nhân?
A. Chúng ta chỉ cần đặt ra mục tiêu, không cần lập kế hoạch hành động.
B. Mục tiêu cá nhân đóng vai trò định hướng các hoạt động của con người.
C. Chỉ những người nghèo khó, kém cỏi mới cần xác định mục tiêu cá nhân.
D. Những kì vọng mơ hồ, vượt quá khả năng vẫn được gọi là mục tiêu cá nhân.
Câu 16 (0,25 điểm). Năm trước về quê ngoại, M được các bạn trong xóm rủ đi bơi, nghe rất thú vị nhưng do M không biết bơi nên đành từ chối các bạn. Thấy các bạn chơi đùa rất vui nên M hạ quyết tâm mùa hè tới về quê ngoại M phải biết bơi. Để thực hiện được mục tiêu của mình M đã lên kế hoạch tiết kiệm tiền để tham gia vào khóa học bơi cuối tuần. Do chăm chỉ luyện tập nên M đã có thể bơi được sau 2 tháng luyện tập cùng người hướng dẫn. Theo em, việc xác định được mục tiêu cá nhân đã thúc đẩy M hoàn thành được dự định như thế nào?
A. Việc xác định được mục tiêu cá nhân đã giúp M tìm được ra kế hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu biết bơi của mình đó chính là phải tham gia khóa học bơi.
B. Để tham gia được khóa học bơi, M đã tiết kiệm tiền để tham gia các khóa học bồi dưỡng kĩ năng bơi lội.
C. Việc xác định được mục tiêu phải biết bơi của M đã giúp M tìm được ra cách học bơi hiệu quả hơn.
D. Vì có được mục tiêu học tập cụ thể nên M đã không hoàn thành được mục tiêu đúng hạn.
Câu 17 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?
A. Thực tế.
B. Cụ thể.
C. Khả thi.
D. Mơ hồ.
Câu 18 (0,25 điểm). Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị H thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.
C. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.
D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H.
Câu 19 (0,25 điểm). Lan học hơi đuối môn Toán, em đặt mục tiêu sẽ trở thành học sinh học khá môn học này trong năm tới. Em tập trung ôn luyện các bài tập đó trong thời gian nghỉ hè, sưu tầm làm thêm bài tập của các dạng làm thêm. Sau một năm thành tích môn toán của Lan đã tiến bộ vượt bậc, không chỉ dừng lại ở học khá mà thành tích về môn Toán của Lan đứng nhất nhỉ lớp. Theo em, thành công trong việc học môn Toán của bạn Lan là từ đâu?
A. Vì bản thân Lan đã học tốt môn toán từ trước
B. Lan học tốt môn Toán là do bạn có kế hoạch cụ thể trong việc học tập và rèn luyện môn Toán
C. Lan học tốt môn Toán lên là nhờ ăn may
D. Lan học tốt môn Toán vì bạn được bạn khác giúp đỡ trong học tập
Câu 20 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Chú của bạn B sinh sống và làm việc tại Mỹ. Dịp này về Việt Nam thăm nhà, chú đã cho B một khoản tiền (1 triệu đồng). B dự định dùng số tiền này để đăng kí một khóa học đàn ghi-ta. Sáng chủ nhật, khi tới nhà bạn V chơi, B đã vui vẻ kể lại với V việc mình được chú cho tiền. Thấy vậy, V liền gợi ý: “Cậu có nhiều tiền vậy, hay chúng mình cùng tới rạp xem phim “Vua sư tử” đi”. Nếu là B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng bạn.
B. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
C. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
D. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.
Câu 21 (0,25 điểm). Bạn P đặt mục tiêu tiết kiệm 200 000 đồng trong một năm để mua quà tặng mừng thọ ông bà, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn P là gì?
A. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng, động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà; giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.
B. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng
C. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà
D. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.
Câu 22 (0,25 điểm). Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?
Tình huống: Thấy V và K thường xuyên mua đồ ăn vặt được bày bán trước cổng trường, bạn N đã nhắc nhở và khuyên hai bạn không nên chi tiêu như vậy, vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.
A. Bạn V.
B. Bạn K.
C. Bạn N.
D. Hai bạn V và K.
Câu 23 (0,25 điểm). Sắp tới ngày sinh nhật của mẹ, M muốn mua một món quà tặng mẹ, nhưng số tiền tiết kiệm của M chỉ có 150.000 đồng. Nếu là M, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Trộm tiền của bố để có thêm tiền mua quà tặng mẹ.
B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng mẹ.
C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của mẹ.
D.Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng mẹ.
Câu 24 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta nên xác định mục tiêu cá nhân cho bản thân?
A. Làm chúng ta trượt dài trên các mục tiêu đã đề ra
B. Giúp chúng ta có thêm động lực trong cuộc sống, có các kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu của mình trong tương lai
C. Thực hiện các mục tiêu cá nhân khiến chúng ta không tìm được hướng đi đúng đắn cho từng trường hợp cụ thể
D. Lên kế hoạch cho các mục tiêu làm chúng ta mất thời gia
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Tại sao chúng ta cần xác định mục tiêu cá nhân?
b. Để lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân cần làm gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Bạn Hùng rất thích những bức ảnh 3D mô phỏng các nhân vật siêu anh hùng. Bạn Hùng thường trích ra một ít tiền tiêu vặt để mua. Mỗi khi cô bán hàng trưng bày những bức ảnh 3D mới thì bạn Hùng lại tìm đến bạn thân vay tiền để mua. Bạn K nói với bạn: “Bạn cho mình mượn tiền nhé, mình sẽ gửi trả bạn sau”.
a. Em có đồng tình với hành động của bạn Hùng không? Vì sao?
b. Nếu là bạn của bạn Hùng, em sẽ tư vấn cho bạn như thế nào?
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | C | C | D | B | B | D | A |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | B | C | A | B | D | B | A |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
D | B | B | C | A | D | B | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi: a. Xác định mục tiêu cá nhân giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, còn giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có. |
1,5 điểm |
b. Các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân: - Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu đã xác định. - Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. - Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết. - Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân. - Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi. - Cam kết thực hiện kế hoạch đã đặt ra. |
0,5 điểm | |
Câu 2 (1,0 điểm) | HS liên hệ bản thân, xử lí tình huống liên quan đến vấn đề chi tiêu hợp lí: a. Không đồng tình. Vì: hành động này cho thấy Hùng chưa biết cách chi tiêu hợp lí. b. Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên Hùng: - Nên thiết lập lại kế hoạch chi tiêu. - Chỉ chi tiêu vào những việc thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân. - Hạn chế tối đa việc vay tiền, chỉ vay trong hoàn cảnh thực sự cấp thiết và phải trả đúng hạn. |
0,5 điểm
0,5 điểm
|
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 | |
Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Bài 7 | 12 | 1 | ||||
Xác định mục tiêu cá nhân | Nhận biết | - Nhận biết được các loại mục tiêu cá nhân - Biết các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. - Nêu được định nghĩa mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân. | 2 | 1 | C1, C3 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Xác định được người chưa có ý thức trong việc xác lập mục tiêu cá nhân. - Biết các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. - Bày tỏ quan điểm với các ý kiến liên quan đến xác định mục tiêu cá nhân. - Biết các loại mục tiêu cá nhân. | 6 | C6, C8, C9, C13, C15, C17 | |||
Vận dụng | - Xác định được loại mục tiêu cá nhân trong trường hợp cụ thể. - Giải thích được lí do chúng ta nên xác định mục tiêu cá nhân. | 4 | C16, C19, C21, C24 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 8 | 12 | 1 | ||||
Lập kế hoạch chi tiêu | Nhận biết | - Nhận biết được các bước lập kế hoạch chi tiêu. - Nhận biết được khái niệm kế hoạch chi tiêu. | 2 | C2, C5 | ||
Thông hiểu | - Xác định được ý kiến chưa đúng về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu. - Biết được biểu hiện của nhân vật có thói quen chi tiêu hợp lí. - Bày tỏ quan điểm trước các vấn đề liên quan đến chi tiêu hợp lí. - Giải thích được lí do cần kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu. | 6 | C4, C7, C10, C11, C12, C14 | |||
Vận dụng | - Xử lí được tình huống và khuyến khích mọi người chi tiêu hợp lí. - Biết được như thế nào là chi tiêu chưa hợp lí trong tình huống cụ thể. - Thực hiện được các việc làm thể hiện chi tiêu hợp lí. | 4 | C18, C20, C22, C23 | |||
Vận dụng cao | Xử lí tình huống liên quan đến lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. | 1 | C2 (TL) |