Hướng dẫn giải bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây sách mới Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Bày tỏ suy nghĩ của em khi đọc câu thơ sau:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Hồ Chí Minh
Bài làm chi tiết:
Câu thơ "Mùa xuân là Tết trồng cây / Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc và suy ngẫm về tầm quan trọng của việc trồng cây đối với môi trường và đất nước. Câu thơ không chỉ gợi lên hình ảnh mùa xuân - mùa của sự sinh sôi, nảy nở, mà còn khẳng định việc trồng cây là hành động thiết thực để làm đẹp đất nước, bảo vệ môi trường và góp phần vào sự phát triển bền vững
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Ở khổ thơ đầu, bạn nhỏ thể hiện mong ước gì khi trồng cây?
Bài làm chi tiết:
Ở khổ thơ đầu, bạn nhỏ thể hiện mong ước việc trồng cây sẽ mang lại màu xanh phủ kín các đồi hoang, đồi trọc.
Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoạt động trồng cây rất vui?
Bài làm chi tiết:
Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy hoạt động trồng cây rất vui :
Này em, này chị, này anh
Người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ
Dốc nghiêng, mũ nón nhắp nhô
Đàn chim vui, hót líu lo quanh đồi.
Câu 3: Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả đó có gì thú vị?
Bài làm chi tiết:
Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh :
Đàn chim vui, hót líu lo quanh đồi.
Gió ngoan chạm giọt mồ hôi - Để gương mặt nở nụ cười hồn nhiên
Nắng xuân lấp lánh mọi miền - Niềm vui háo hức trải trên núi đồi.
Cách tả đó thú vị vì tác giả đã nhân hóa chim, nắng, gió; biến chúng thành những con người đang tham gia trồng cây cùng các bạn nhỏ; giúp lan tỏa niềm vui của việc trồng cây tới khắp mọi nơi.
Câu 4: Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?
Bài làm chi tiết:
Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp qua bài thơ:
Thông điệp chính mà tác giả muốn truyền đạt là mọi người đều có thể góp phần vào việc làm cho đất nước này xanh tươi hơn qua những việc làm thiết thực như trồng cây. Bài thơ cũng nhấn mạnh tới tinh thần đoàn kết. Khi mọi người cùng nhau tham gia, dù công việc có vất vả nhưng mỗi khuôn mặt đều rạng ngời nụ cười hạnh phúc.
Bài thơ còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ môi trường, góp phần tạo ra một tương lai xanh và bền vững cho quê hương. Tác giả khẳng định rằng, từ những bàn tay nhỏ bé, nhưng với tình yêu thương và sự quan tâm đến tự nhiên, mỗi người đều có thể làm nên điều kỳ diệu, biến quê hương trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống trong màu xanh của mùa xuân.
(a) Tìm đọc truyện hoặc đoạn kịch:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Truyện hoặc đoạn kịch đã đọc.
- Nhật kí đọc sách.
- ?
d. Thi “Tuyên truyền viên nhí”: Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch.
(e) Ghi chép tóm tắt về một truyện hoặc đoạn kịch được nghe bạn kể bảng 4 - 5 câu.
Bài làm chi tiết:
Chuyện cổ tích "Ông Tùng, pà Tà”, người Mường ở Phú Thọ được kể rằng, xưa kia, trời đất sinh ra con người, nhưng con người lại nhỏ bé mà đất đai vô cùng rộng lớn và chỗ cao, chỗ thấp; nước thì lai láng chỗ nông, chỗ sâu, cây cối rất to, dây dợ chằng chịt nên con người không đủ công cụ, sức lực để khai phá làm ăn nên luôn đói khổ. Nhà trời trông thấy cảnh tượng này đã sai ông Đùng, bà Đà là hai người khổng lồ xuống giúp dân Mường. Ông Đùng thì ở đất huyện Thanh Sơn, bà Đà ở đất huyện Yên Lập rồi hai người lấy nhau.
Ngày ngày, ông Đùng, bà Đà mải miết nhổ cây cổ thụ để giúp dân mở những cánh đồng rộng lớn; lấy tay bới đất cho nước lai láng dồn về một dòng và những vết bới ấy bỗng trở thành sông Đà, sông Hồng… Nơi đất thấp hoặc sâu trũng, ông Đùng, bà Đà bốc đất đắp thành gò, núi để lạc dân cư trú mà không sợ lũ lụt. Bà Đà còn chuyên tâm dạy dân trồng cấy, chăn nuôi nên dân Mường được sống sung túc.
Đến một ngày, vua Hùng kinh lý lên mạn Thanh Sơn, Yên Lập tìm đất đóng đô và vua quyết định chọn vùng Nga Mỹ ở Yên Lập định đô, bởi nơi ấy có đất rộng để cày cấy, có núi sông bao bọc như thành lũy và lại có núi Nả cao vút nên đứng ở trên đó sẽ nhìn khắp ra bốn cõi. Bà Đà thấy vậy mừng lắm. Bà ra sức chuẩn bị nhà xe cho vua, nuôi cả bầy rùa đông đúc để vua xem quẻ, sắm sửa cỗ lớn để thết đãi vua cùng các lạc hầu, lạc tướng.
Tuy nhiên, lạc hầu, lạc tướng cùng các con của vua khuyên vua Hùng nên về vùng núi Nghĩa Lĩnh để đóng đô, vì nơi ấy rất thuận lợi cho mở mang bờ cõi và vua đã thuận lòng. Những thứ bà Đà chuẩn bị cho vua như nhà xe, bầy rùa… sau đó đều hóa đá và bây giờ tại nơi ấy vẫn còn những địa danh như núi đá Nhà Xe, khe Suối Rùa.
Khi vua về định đô ở Nghĩa Lĩnh, đã khiến những con yêu quái ở đây như diều hâu tinh, thằn lằn tinh, giao long tinh, xà tinh phải dạt xa ra bốn hướng xung quanh kinh đô và chúng luôn quấy phá ác liệt dưới sông, trên núi, ăn thịt lạc dân. Vua Hùng bao lần sai quân lính đi trừng trị bọn yêu quái nhưng vẫn không thành. Biết được chuyện đó, ông Đùng tâu với vua xin được diệt trừ yêu quái và những con yêu tinh khổng lồ kia đã bị ông tiêu diệt.
Hoặc khi đất nước bị bọn giặc từ phương Bắc tràn xuống cướp phá, ông Đùng, bà Đà đã gác chân qua dòng sông Thao, sông Đà cho dân kéo lên mạn Thanh Sơn, Yên Lập lánh nạn và sau đó ông dùng đá to ném chết hết quân giặc.
Cùng chi tiết này, người Mường ở Hòa Bình lại kể rằng, dân Mường hai bên bờ sông Đà luôn kêu than vì việc đi lại giữa hai bờ rất khó khăn, nên ông Đùng lấy chân mình bắc qua sông cho mọi người đi lại rồi sai bà Đà đi lấy đá bắc cầu qua sông. Người người đi lại qua chân ông Đùng nườm nượp và trẻ thì đi nhanh, người già, em nhỏ đi chậm hơn nên đêm tối phải đốt đuốc rồi rụi tàn lửa khiến chân ông Đùng bị cháy loang lổ. Bà Đà đi lấy đá gặp cảnh người dân bị đau ốm đã nán lại lấy thuốc trị bệnh cho dân. Khi về, thấy chân ông Đùng bị cháy khiến bà hoảng hốt vứt hết đá xuống sông và nơi ấy chính là ghềnh đá Thác Bờ bây giờ.
Khi đất nước bình yên, ông Đùng, bà Đà lại trở về Thanh Sơn, Yên Lập cày ruộng làm nương, chăn nuôi. Những con trâu, bò, lợn, dê… của ông Đùng, bà Đà to lớn khác thường với gia súc, gia cầm của dân Mường; rau thì như cây cổ thụ, hạt lúa to như cái đấu bảy nên phải bổ nhỏ ra mới nấu được. Gặp năm dân vùng thấp bị ngập lụt không cày cấy được, ông Đùng, bà Đà chia cho mỗi nhà vài bông lúa nên qua được nạn đói.
=> Nội dung chuyện cổ tích ông Đùng, bà Đà của người Kinh hay người Mường đều đã được cắt nghĩa khác nhau; trong đó, có cả những lý giải mang quan niệm triết học về vũ trụ cổ xưa của người Việt cổ xưa. Tuy vậy, nhận thức phổ biến nhất về nội dung câu chuyện này, đó là cốt truyện phản ánh sức mạnh tinh thần đoàn kết cộng đồng người Việt thời mở nước. Đồng thời, thể hiện khát vọng về sức mạnh, ý chí của con người thời xa xưa trong chế ngự thiên nhiên khắc nghiệt, giặc dã để mang lại cuộc sống bình yên, no ấm của cư dân nhà nước Văn Lang.
Giải chi tiết Tiếng việt 5 CTST, giải Tiếng việt 5 chân trời bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây , Giải bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo tập 2