Giải chi tiết Địa lí 12 Cánh diều bài 7 Đô thị hóa

Hướng dẫn giải chi tiết bài 7 Đô thị hóa sách mới Địa lí 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Đô thị hoá là một xu thế tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá. Vậy đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm gì? Sự phân bố mạng lưới đô thị ra sao? Đô thị hoá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta như thế nào?

Bài làm chi tiết:

* Đặc điểm đô thị hóa

Lịch sử đô thị hóa

+ Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là thành Cổ Loa, ra đời vào thế kỉ thứ III trước Công nguyên, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc.

+ Trong thời ki phong kiến, các đô thị có chức năng chủ yếu là hành chính, thương mại, quân sự và được hình thành ở những nơi thuận lợi về vị trí địa lí như: thành Thăng Long (thế kỉ XI); Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến (thế kỉ XVI – XVIII).

+ Thời kì Pháp thuộc, nước ta có thêm một số đô thị lớn với chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,...

+ Từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.

+ Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá ở nước ta đã có những chuyên biển tích cực, đặc biệt là từ sau khi thực hiện công cuộc Đôi mới, quá trình đô thị hoá đã diễn ra nhanh.

- Tỉ lệ dân thành thị: Tỉ lệ dân thành thị và số dân thành thị ở nước ta liên tục tăng lên.

- Không gian đô thị và lối sống đô thị

+ Đô thị hoá đang diễn ra trên khắp cả nước, không gian đô thị được mở rộng, đặc biệt là các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,... Cảnh quan đô thị hiện đại và văn minh.

+ Hai vùng đô thị là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được hình thành, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

+ Trong những năm gần đây, nước ta đang phát triển các chuỗi và chùm đô thị tạo mối liên kết trong mỗi vùng và trên cả nước.

+ Lối sống thành thị ngày càng phổ biến trong quá trình đô thị hoá. 

* Sự phân bố mạng lưới đô thị 

- Năm 2021, nước ta có tông số 479 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II. 47 đô thị loại III, còn lại là đô thị loại IV và loại V

- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước. 

* Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

- Ảnh hưởng tích cực

+ Các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn hằng năm đóng góp tỉ lệ lớn vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

+ Sự hình thành các khu đô thị mới với thiết kế hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đầy đủ tiện ích đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

+ Đô thị hoá đã thu hút lực lượng lao động và dân cư khá lớn về các đô thị, tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, đồng thời giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

+ Từ đô thị, lối sống văn minh hiện đại lan toả về vùng nông thôn.

+ Đô thị đóng góp lớn trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo và liên kết với vùng nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Ảnh hưởng tiêu cực:Đô thị hoá diễn ra nhanh ở một số đô thị mang tính tự phát đã gây ra sức ép tới vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường, giáo dục, y tế và an sinh xã hội.

I. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HÓA

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc diểm đô thị hóa ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

* Lịch sử đô thị hóa

- Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là thành Cổ Loa, ra đời vào thế kỉ thứ III trước Công nguyên, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc.

- Trong thời ki phong kiến, các đô thị có chức năng chủ yếu là hành chính, thương mại, quân sự và được hình thành ở những nơi thuận lợi về vị trí địa lí như: thành Thăng Long (thế kỉ XI); Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến (thế kỉ XVI – XVIII).

- Thời kì Pháp thuộc, nước ta có thêm một số đô thị lớn với chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,...

- Từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.

- Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá ở nước ta đã có những chuyên biển tích cực, đặc biệt là từ sau khi thực hiện công cuộc Đôi mới, quá trình đô thị hoá đã diễn ra nhanh.

* Tỉ lệ dân thành thị

Tỉ lệ dân thành thị và số dân thành thị ở nước ta liên tục tăng lên. Năm 2021. nước ta có 36,6 triệu dân thành thị, chiếm 37,1% dân số cả nước.

* Không gian đô thị và lối sống đô thị

  • Đô thị hoá đang diễn ra trên khắp cả nước, không gian đô thị được mở rộng, đặc biệt là các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,... Cảnh quan đô thị hiện đại và văn minh. 

  • Hai vùng đô thị là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được hình thành, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

  • Trong những năm gần đây, nước ta đang phát triển các chuỗi và chùm đô thị tạo mối liên kết trong mỗi vùng và trên cả nước như chuỗi đô thị Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn hay chùm đô thị Cần Thơ, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Long Xuyên.

  • Lối sống thành thị ngày càng phổ biến trong quá trình đô thị hoá. 

+ Cảnh quan đô - thị sáng – xanh – sạch – đẹp, các dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống (làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ), cách ứng xử và giao tiếp văn minh, phong cách sống hiện đại (giải trí, mua sắm, ẩm thực....) không chỉ có ở các đô thị mà còn mở rộng về các vùng ven đô, vùng nông thôn đang dần đô thị hoá.

II. MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học và hình 6.1, hãy trình bày sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

  • Năm 2021, nước ta có tông số 479 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II. 47 đô thị loại III, còn lại là đô thị loại IV và loại V

  • Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước. Các đô thị loại I và II tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: quốc lộ 1, 18, 5..…

III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.

Bài làm chi tiết:

* Ảnh hưởng tích cực

  • Các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) hằng năm đóng góp tỉ lệ lớn vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

  • Sự hình thành các khu đô thị mới với thiết kế hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đầy đủ tiện ích đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

  • Đô thị hoá đã thu hút lực lượng lao động và dân cư khá lớn về các đô thị, tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, đồng thời giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

  • Từ đô thị, lối sống văn minh hiện đại lan toả về vùng nông thôn.

  • Đô thị đóng góp lớn trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo và liên kết với vùng nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Ảnh hưởng tiêu cực

Tuy nhiên, đô thị hoá diễn ra nhanh ở một số đô thị mang tính tự phát đã gây ra sức ép tới vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường, giáo dục, y tế và an sinh xã hội.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Câu 1: Dựa vào hình 6.1, hãy hoàn thành bảng thông tin về 5 đô thị theo mẫu dưới đây và nhận xét về đô thị hoá ở nước ta.

STT

Tên đô thị

Loại đô thị

Vị trí

?

?

?

?

Bài làm chi tiết:

STT

Tên đô thị

Loại đô thị

Vị trí

1

Hà Nội

Đô thị đặc biệt

Vùng Đồng bằng Sông Hồng

2

Ninh Bình

Đô thị loại 2

Vùng Đồng bằng Sông Hồng

3

Đà Nẵng

Đô thị loại 1

Duyên hải Nam Trung Bộ

4

Kon Tum

Đô thị loại 3

Tây Nguyên

5

TP. Hồ Chí Minh

Đô thị đặc biệt

Đông Nam Bộ

Câu 2: Thu thập tài liệu và viết một đoạn văn ngắn về ảnh hưởng của đô thị hoá đến vấn đề việc làm ở địa phương em.

Bài làm chi tiết:

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến vấn đề việc làm ở Hà Nội:

Đô thị hóa có tác động tích cực như tạo ra nhiều cơ hội việc làm; nâng cao thu nhập cho người lao động; cải thiện cơ hội học tập và phát triển kỹ năng. Đô thị hóa thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành dịch vụ, công nghiệp, thương mại, du lịch,... dẫn đến nhu cầu cao về lao động. Mức lương trung bình ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Việc tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề nghiệp dễ dàng hơn ở khu vực thành thị. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng có những tác động tiêu cực như gia tăng áp lực lên thị trường lao động; tình trạng thất nghiệp; mức độ chênh lệch thu nhập cao. Nhu cầu cao về việc làm dẫn đến cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là đối với lao động có trình độ thấp. Một số lao động, đặc biệt là lao động nông thôn chuyển đến thành thị không có việc làm, dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Thu nhập của người lao động có trình độ cao và người lao động có trình độ thấp có sự chênh lệch lớn. Đô thị hóa có ảnh hưởng to lớn đến vấn đề việc làm ở Hà Nội. Cần có những giải pháp đồng bộ để tận dụng tối đa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình này.

Tìm kiếm google:

Giải địa lí 12 Kết nối tri thức, Giải bài 7 Đô thị hóa địa lí 12 kết nối, giải địa lí 12 KNTT bài 7 Đô thị hóa

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 12 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net