Giải chi tiết Địa lí 12 Cánh diều bài 17 Thương mại và du lịch

Hướng dẫn giải chi tiết bài 17 Thương mại và du lịch sách mới Địa lí 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Nước ta đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các ngành dịch vụ được chú trọng phát triển, trong đó có thương mại và du lịch. Vậy sự phát triển và phân bố hai ngành này như thế nào? Phân hoá lãnh thổ du lịch ra sao?

Bài làm chi tiết:

* Thương mại:

- Sự phát triển:

+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng nhanh và liên tục. 

+ Thương mại trong nước phát triển với đa dạng các loại hình: chợ truyển thống, chợ đầu mối, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại.... 

- Phân bố: Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. 

* Du lịch

- Sự phát triển và phân bố ngành du lịch

+ Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác. 

+ Doanh thu và số khách du lịch tăng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2019. Sau khó khăn do dịch bệnh trên toàn cầu, từ năm 2022, doanh thu và sẽ khách du lịch đang dẫn phục hồi.

I. THƯƠNG MẠI

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 17.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nội thương ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

* Sự phát triển

  • Hoạt động nội thương ở nước ta ngày càng phát triển, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế; hàng hoá phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. 

  • Các phương thức và hình thức hoạt động thay đổi theo hướng hiện đại, đồng bộ. 

  • Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ ngày càng tăng (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,...), thương mại điện tử tăng dần.

  • Năm 2021, các vùng có doanh thu hoạt động nội thương lớn là Đông Nam Bộ (chiếm 33,7% so với cả nước), Đồng bằng sông Hồng (25,9% so với cả nước) và Đồng bằng sông Cửu Long (23,4% so với cả nước). Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại dần trở thành hình thức bán lẻ hàng hoá chủ yếu trên thị trường trong nước, góp phần ổn định giả và chất lượng hàng hoá. 

  • Ngành nội thương nước ta đang phát triển theo hướng số hoá, công nghệ mới, kết hợp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại, tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, chú trọng xây dựng uy tín và thương hiệu Việt Nam.

* Phân bố

  • Các địa phương có số lượng trung tâm thương mại nhiều là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bình Dương.....

    • Hoạt động du lịch nước ta thực sự phát triển từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 17.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành ngoại thương ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

* Sự phát triển

Ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, được phát triển mạnh ở nước ta trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

- Về xuất khẩu: 

+ Trị giá xuất khẩu của nước ta tăng nhanh. 

+ Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi đáng kể: nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao, tỉ trọng nhóm hàng nông sản và nông sản chế biển, hàng lâm sản và thuỷ sản giảm. 

- Về nhập khẩu: 

+ Trị giá nhập khẩu của nước ta tăng liên tục.

+ Cơ cấu hàng nhập khẩu năm 2021 chủ yếu là nhóm hàng tư liệu sản xuất (gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nguyên, nhiên, vật liệu) chiếm 88,8 %, nhóm hàng tiêu dùng (chủ yếu là thực phẩm, tân dược,...) chiếm 11,1 %. 

- Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu của nước ta đang chuyển dịch theo chiều sâu: tăng tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu, có hàm lượng khoa học và giả trị gia tăng cao, tăng tỉ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại từ các nước có nền kinh tế phát triển.

* Phân bố

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta (năm 2021) là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta (năm 2021) là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a..…

II. DU LỊCH

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 17.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

* Sự phát triển 

  • Phát triển du lịch không chỉ tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp tích cực vào xuất khẩu tại chỗ, mà còn tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thông, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân....

  • Trong giai đoạn 2010-2019, du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượt khách và doanh thu du lịch. 

  • Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của khách du lịch khoảng 14,0%/năm. 

  • Giai đoạn 2020-2021, du lịch phát triển chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 

  • Các sản phẩm du lịch chính là: du lịch biển đảo, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và du lịch đô thị.

* Phân bố

Hoạt động du lịch phân bố rộng khắp các vùng, trong đó phát triển hơn cả ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 17.2, hãy phân tích vùng du lịch và trung tâm du lịch ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

* Vùng du lịch

Nhằm khai thác các thế mạnh về tài nguyên du lịch ở các vùng để phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng và liên kết các vùng để tạo ra sản phẩm tổng hợp, có sức cạnh tranh cao.

* Trung tâm du lịch

  • Trong tổ chức không gian phát triển du lịch ở nước ta, trung tâm du lịch đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân tạo nên bộ khung của vùng du lịch. 

  • Trung tâm du lịch gắn với đô thị vừa hoặc lớn, có tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác phục vụ du lịch, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.....

  • Chiến lược phát triển du lịch của nước ta đã chia ra các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là: thành phố Hà Nội, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng như: thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long, thành phố Nha Trang, thành phố Vũng Tàu, thành phố Cần Thơ, thành phố đảo Phú Quốc..…

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích sự phát triển du lịch với phát triển bền vững ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

Du lịch và sự phát triển bền vững có mối quan hệ chặt chẽ và là xu thế tất yếu của nước ta cũng như các nước trên thế giới.

  • Phát triển du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP cũng như nguồn thu ngân sách cho địa phương và nguồn thu ngoại tệ. Phát triển du lịch vừa dựa trên cơ sở các ngành kinh tế, vừa thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển (giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, viễn thông...)

  • Phát triển du lịch góp phần tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, năng cao đời sống dân cư, ôn định xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc...

  • Phát triển du lịch với nhiều loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng.... góp phần bao vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Câu 1: Dựa vào bảng 17.2, hãy:

a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

b) Nhận xét và giải thích.

Bài làm chi tiết:

a. Vẽ biểu đồ

b. Nhận xét và giải thích

- Xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta có sự biến động

+ Xuất khẩu nước ta tăng trong giai đoạn 2010 – 2020; từ 46% (2010) lên 51,8 (2020); tăng 5,8%. Tuy nhiên có sự giảm nhẹ trong giai đoạn 2020 – 2021; giảm 1,6%.

+ Nhập khẩu nước ta giảm trong giai đoạn 2010 – 2020; từ 54% (2010) còn 48,2% (2020); giảm 5,8%. Nhập khẩu có sự tăng từ 48,2% lên 49,8%.

=> Giải thích:

+ Do kinh tế phát triển, chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế. 

+ Nhập khẩu các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho phát triển công nghiệp.

+ Xuất khẩu tăng do đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế.

+ Ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 => xuất khẩu giảm do chính sách đóng cửa của nhà nước.

Câu 2: Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về một trong hai nội dung sau:

– Một chợ truyền thống.

– Một sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng.

Bài làm chi tiết:

Nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, chợ Đồng Xuân sừng sững như một biểu tượng cho sự sầm uất và nhộn nhịp của khu phố cổ. Tồn tại từ hơn 100 năm nay, ngôi chợ này không chỉ là nơi mua bán sầm uất mà còn là một điểm du lịch văn hóa thu hút đông đảo du khách. Bước vào cổng chợ, du khách như lạc vào một không gian sôi động với hàng nghìn gian hàng bày bán đủ loại mặt hàng, từ quần áo, phụ kiện đến đồ gia dụng, thực phẩm. Mỗi khu vực trong chợ được phân chia rõ ràng, giúp du khách dễ dàng tìm kiếm món đồ mình cần. Tiếng rao hàng vang vọng, tiếng trả giá í ới, tiếng cười nói ồn ào tạo nên một bầu không khí náo nhiệt đặc trưng của khu chợ. Điểm đặc biệt của chợ Đồng Xuân là sự đa dạng trong các mặt hàng. Du khách có thể tìm thấy ở đây những món đồ thủ công truyền thống độc đáo, những bộ trang phục thổ cẩm rực rỡ hay những món ăn đặc sản của Hà Nội. Chợ cũng là nơi tập trung nhiều thương lái từ khắp nơi đổ về, tạo nên một bức tranh giao thương sôi động và đầy màu sắc. Ngoài ra, chợ Đồng Xuân còn là một địa điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Du khách có thể tham quan kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ hay thưởng thức những món ăn đường phố hấp dẫn. Với những giá trị văn hóa và lịch sử lâu đời, chợ Đồng Xuân đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Hà Nội. Chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của thủ đô.

Tìm kiếm google:

Giải địa lí 12 Kết nối tri thức, Giải bài 17 Thương mại và du lịch địa lí 12 kết nối, giải địa lí 12 KNTT bài 17 Thương mại và du lịch

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 12 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net