Giải chi tiết Địa lí 12 CTST bài 3 Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Hướng dẫn giải chi tiết bài 3 Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sách mới Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Bên cạnh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên nước ta còn có sự phân hoá rõ nét trong không gian theo chiều Bắc - Nam, Đông – Tây và theo độ cao. Từ đó, đã hình thành nên các miến địa lí tự nhiên. Vậy, sự phân hoá thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước?

Bài làm chi tiết:

Sự phân hoá thiên nhiên có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước ta:

  • Là cơ sở quan trọng cho việc quy hoạch các vùng kinh tế dựa trên thế mạnh tự nhiên của mỗi vùng, là căn cứ để xây dựng các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế.
  • Tạo điều kiện cho nước ta có thể phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều sản phẩm đặc trưng theo vùng, miền. 
  • Dẫn đến sự phân hoá tài nguyên và các điều kiện phát triển kinh tế giữa các vùng, miền nước ta. 

I. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

Câu hỏi: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên Việt Nam theo chiều Bắc - Nam.

Bài làm chi tiết:

1. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở ra Bắc)

  • Khí hậu đặc trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. 
  • Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình năm dưới 18°C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
  • Hệ sinh thái tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. 
  • Mùa đông có nhiều loài cây rụng lá; mùa hạ cây cối phát triển xanh tốt. 
  • Trong rừng có thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt và ôn đới như dẻ, re, sa mu, pơ mu,...; các loài thú có lông dày như gấu, chồn,... 
  • Vào mùa đông, ở đồng bằng trồng được các loại cây vụ đông.

2. Phần lãnh thổ phía Nam (từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở vào Nam)

  • Khí hậu đặc trưng là cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. 
  • Khí hậu có 2 mùa: mưa và khô.
  • Hệ sinh thái tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa.
  • Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô (các loài cây họ Dầu), một số nơi hình thành kiểu rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên). 
  • Động vật thuộc vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, trăn, rắn, cá sấu,…

Câu hỏi: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa như thế nào theo chiều Đông – Tây. Lấy ví dụ cụ thể.

Bài làm chi tiết:

* Vùng biển và thềm lục địa

  • Vùng biển nước ta có diện tích rộng, thiên nhiên đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa, giàu tài nguyên khoáng sản và sinh vật. 
  • Đặc điểm vùng thềm lục địa thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồi núi và thay đổi theo từng đoạn bờ biển: thềm lục địa phía bắc và phía nam mở rộng, có đáy nông trong khi thềm lục địa miền Trung bị thu hẹp và tiếp giáp với vùng biển sâu.

* Vùng đồng bằng

Thiên nhiên thay đổi tuỳ nơi, cụ thể:

  • Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng, bằng phẳng, có đất phù sa màu mỡ. 
  • Đồng bằng Bắc Bộ được đặc trưng bởi hệ thống để trong khi đồng bằng Nam Bộ được đặc trưng bởi hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt.
  • Đồng bằng ven biển Trung Bộ nhỏ, hẹp và bị chia cắt bởi nhiều dãy núi lan sát ra biển. 

+ Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển ở phía đông và vùng đồi núi ở phía tây, hình thành nên các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau. 

+ Đất dai kém màu mỡ nhưng có nhiều hệ sinh thái tiêu biểu ở vùng cửa sông, đầm, phá, rừng ngập mặn,... cùng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biến.

* Vùng đồi núi

  • Phần lớn vùng đồi núi phân bố ở ở phía tây đất đất nước. 
  • Sự phân phân hoá hơi tự nhiên của vùng núi diễn ra khá mạnh mẽ và phức tạp.
  • Đặc biệt, các dãy núi lớn như Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn đã tạo nên những ranh giới tự nhiên cho sự phân hoá Đông – Tây:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn tạo nên sự khác biệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:

thiên nhiên vùng núi Đông Bắc bao gồm đai nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa trên núi, trong khi thiên nhiên vùng núi Tây Bắc có đầy đủ 3 đai cao.

+ Dãy Trường Sơn tạo nên sự dối lập về thời kì mưa và khô giữa Đông Trường Sơn

và Tây Nguyên: khi Đông Trường Sơn bước vào mùa mưa thì Tây Nguyên là mùa khô và ngược lại, khi Tây Nguyên vào thời kì mưa thì nhiều nơi ở Đông Trường Sơn khô nóng.

* Ví dụ cụ thể

  • Về khí hậu: Hà Nội (miền Đông) có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông tương đối lạnh, ít mưa. Trong khi đó, Đà Lạt (miền Tây) có mùa hè mát mẻ, mùa đông khá lạnh, có sương muối.
  • Về địa hình: Đồng bằng sông Hồng (miền Đông) rộng lớn, địa hình thấp và bằng phẳng. Trong khi đó, Tây Nguyên (miền Tây) là vùng núi và cao nguyên, địa hình cao và hiểm trở.
  • Về sông ngòi: Sông Hồng (miền Đông) có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm. Sông Mekong (miền Tây) có nhiều nhánh sông, lượng nước lớn vào mùa mưa.

Câu hỏi: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên Việt Nam theo độ cao?

Bài làm chi tiết:

Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao, bao gồm 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.

Đặc điểm

Đai nhiệt đới gió mùa

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Đai ôn đới gió mùa trên núi

Độ cao trung bình

Miền Bắc

Dưới 600 – 700 m

Từ 600 – 700 đến 2600 m

Trên 2600 m

Miền Nam

Dưới 900 – 1000 m

Từ 900 – 1000 m đến 2600 m

Khí hậu

Mùa hạ nóng (nhiệt | độ trung bình tháng trên 25°C), độ ẩm thay đổi tuỳ nơi: từ khô đến ẩm ướt.

Khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình tháng mùa hạ dưới 25°C), mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

Có tính chất ôn đới (quanh năm nhiệt độ dưới 15°C), mùa đông có nhiệt độ dưới 5°C.

Đất

Đất phù sa chiếm 24%  diện tích, đất feralit phân bố ở vùng đồi núi thấp chiếm trên 60% diện tích.

Dưới 1.700 m là đất feralit có mùn; trên 1.700 m tiêu biểu là đất mùn.

Đất mùn thô.

 

 

Sinh vật

Rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thường xanh, rừng nhiệt đới ẩm là rộng, rừng ngập mặn, rừng tràm, xavan, cây bụi gai,...

Dưới 1.700 m là rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim, động vật tiêu biểu là các loài thú có lông. Trên 1.700 m rừng phát triển kém, có các loài chim di cư

Thực vật ôn đới chiếm ưu thế. Hai loài đặc biệt chỉ xuất hiện từ 2600 m trở lên là thiết sam, lãnh sam. Ở độ cao từ 2 800 m trở lên, họ tre trúc lùn chiếm ưu thế.

 

 

II. CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Câu hỏi: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

Bài làm chi tiết:

  • Ranh giới phía tây - tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây nam của đồng bằng Bắc Bộ.
  • Đặc điểm chung về địa hình của miền:

+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế

+ Núi có hướng vòng cung (cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều), 

+ Thung lũng sông lớn và đồng bằng châu thổ sông Hồng mở rộng.

+ Địa hình ven biển khá đa dạng, từ những nơi thấp, bằng phẳng đến những nơi nhiều vũng, vịnh, dảo và quần đảo (Cô Tô, Vân Đồn, Cát Bà,...). Vịnh Bắc Bộ thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

  • Khí hậu của miền có mùa đông lạnh sâu sắc do gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng mạnh, vì vậy, thiên nhiên của miền có sự thay đổi theo mùa.
  • Sinh vật bao gồm nhiều loài có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới, tiêu biểu thuộc họ Re, Dâu tằm,... 
  • Miền có nhiều khoáng sản, đặc biệt là than, đá vôi, chì, kẽm, khí tự nhiên,…

Câu hỏi: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Bài làm chi tiết:

  • Giới hạn của miền từ ranh giới phía tây - tây nam của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã. 
  • Đặc điểm chung về địa hình là:

+ Núi xen kẽ thung lũng theo hướng tây bắc – đông nam, lan ra sát biển, trong khi dồng bằng chủ yếu hẹp ngang.

+ Núi cao chiếm ưu thế ở Tây Bắc (dây Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao,...) cùng với nhiều sơn nguyên, cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La,...); 

+ Núi trung bình phân bố ở Bắc Trung Bộ (dây Trường Sơn Bắc, Hoành Sơn,...). 

+ Miền có vùng biển rộng, địa hình ven biển có nhiều cồn cát, đầm, phá, bãi tắm đẹp, trải dài từ đồng bằng ven biển Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế, nhiều khu vực có thể xây dựng cảng biển. 

  • Đảo và quần đảo có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế biển đảo và an ninh quốc phòng (đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị). Khí hậu của miền có đặc trưng là ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã suy giảm đáng kể, làm cho mùa đông ngắn và ít sâu sắc hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
  • Miền có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn như sắt, crôm, ti-tan, a-pa-tít, vật liệu xây dựng,...
  • Tài nguyên sinh vật phong phú,rừng còn diện tích lớn ở nhiều nơi thuộc Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

Bài làm chi tiết:

  • Miền có giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
  • Địa hình

+ Đa dạng, các khối núi cổ, cao nguyên badan ở Trường Sơn Nam (cao nguyên Pleiku, Đắk Lắk, Lâm Viên,...); 

+ Dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nhỏ hẹp, bị chia cắt cho đến đồng bằng Nam Bộ bằng phẳng và rộng lớn với đồng bằng phù sa cổ Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

+ Miền có vùng biển rộng lớn, địa hình bờ biển đa dạng với nhiều đoạn bờ biển bồi tụ xen kẽ bờ biển mài mòn, các vịnh biển sâu và nhiều đảo, quần đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

  • Kiểu khí hậu đặc trưng của miền 

+ Là khí hậu cận xích đạo gió mùa 

+ Nhiệt độ trung bình năm cao

+ Biên độ nhiệt năm nhỏ

+ Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. 

  • Thiên nhiên của miền có sự đối lập giữa hai sườn Đông – Tây của dãy Trường Sơn Nam. 
  • Tài nguyên sinh vật đặc trưng là kiểu rừng cận xích đạo gió mùa với các loài cây họ Dầu cùng nhiều loài thú lớn. 
  • Miền còn có kiểu rừng rụng lá, nửa rụng lá đặc trưng cho Đông Nam Á; rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn, cá sấu, chim, tôm, cá,... 
  • Một số loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao như bô-xít ở Trường Sơn Nam, dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa phía nam.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÂN HÓA THIÊN NHIÊN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Bài làm chi tiết:

  • Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên là cơ sở quan trọng cho việc quy hoạch các vùng kinh tế dựa trên thế mạnh tự nhiên của mỗi vùng, là căn cứ để xây dựng các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế.
  • Thiên nhiên phân hoá tạo điều kiện cho nước ta có thể phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều sản phẩm đặc trưng theo vùng, miền. 
  • Sự phân hoá của thiên nhiên cũng dẫn đến sự phân hoá tài nguyên và các điều kiện phát triển kinh tế giữa các vùng, miền nước ta. 

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Lựa chọn 2 miền tự nhiên của nước ta, trình bày những điểm khác nhau về tự nhiên giữa 2 miền đã chọn.

Bài làm chi tiết:

 

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Ranh giới

Ranh giới phía tây - tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây nam của đồng bằng Bắc Bộ.

Giới hạn của miền từ ranh giới phía tây - tây nam của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã

Địa hình

+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế

+ Núi có hướng vòng cung (cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều), 

+ Thung lũng sông lớn và đồng bằng châu thổ sông Hồng mở rộng.

+ Địa hình ven biển khá đa dạng, từ những nơi thấp, bằng phẳng đến những nơi nhiều vũng, vịnh, dảo và quần đảo (Cô Tô, Vân Đồn, Cát Bà,...). 

+ Núi xen kẽ thung lũng theo hướng tây bắc – đông nam, lan ra sát biển, trong khi dồng bằng chủ yếu hẹp ngang.

+ Núi cao chiếm ưu thế ở Tây Bắc 

+ Núi trung bình phân bố ở Bắc Trung Bộ (dây Trường Sơn Bắc, Hoành Sơn,...). 

+ Có vùng biển rộng, địa hình ven biển có nhiều cồn cát, đầm, phá, bãi tắm đẹp, trải dài từ đồng bằng ven biển Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế, nhiều khu vực có thể xây dựng cảng biển. 

+ Đảo và quần đảo có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế biển đảo và an ninh quốc phòng

Khí hậu

Có mùa đông lạnh sâu sắc do gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng mạnh. 

Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã suy giảm đáng kể, làm cho mùa đông ngắn và ít sâu sắc hơn

Sinh vật

gồm nhiều loài có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới, tiêu biểu thuộc họ Re, Dâu tằm,...

- Tài nguyên sinh vật phong phú,

- rừng còn diện tích lớn ở nhiều nơi thuộc Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Khoáng sản

có nhiều khoáng sản, đặc biệt là than, đá vôi, chì, kẽm, khí tự nhiên,...

nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn như sắt, crôm, ti-tan, a-pa-tít, vật liệu xây dựng,...

 

Câu hỏi: Lấy ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội nước ta.

Bài làm chi tiết:

Vùng núi Tây Bắc:

+ Thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm

=> thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

+ Có nhiều dân tộc thiểu số với những phong tục tập quán độc đáo

=> thu hút du khách.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long:

+ Vùng đất trù phú => phát triển trồng lúa nước; được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất cả nước.

+ Nơi đây có hệ thống kênh rạch chằng chịt

=> thuận lợi cho phát triển giao thông thủy và nuôi trồng thủy sản.

Vùng ven biển miền Trung:

+ Bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp => thích hợp phát triển du lịch biển.

+ Có nhiều vũng, vịnh kín đáo => thuận lợi cho phát triển nghề cá; xây dựng cảng biển

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm hình ảnh thể hiện sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta.

Bài làm chi tiết:

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hàng triệu  nông dân sẽ được hưởng lợi - Báo Tây Ninh Online

Review núi đôi Quản Bạ: Tuyệt tác thiên nhiên tại Hà Giang

Đi hết một vòng các cao nguyên ở Tây Bắc để thấy non nước Việt Nam đẹp vô  cùng - ALONGWALKER

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn - VnExpress Du lịch

Thương hiệu cho cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Đưa du lịch vùng Duyên hải Nam Trung bộ thành ngành kinh tế mũi nhọn - Cục  Du lịch Quốc Gia Việt Nam

Tìm kiếm google:

Giải Địa lí 12 Chân trời sáng tạo, Giải bài 3 Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Địa lí 12 Chân trời sáng tạo. giải Địa lí 12 Chân trời bài 3 Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 12 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com