Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 CTST bài 2: Ô nhiễm, xói mòm đất và bảo vệ môi trường đất

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 CTST bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 2: Ô nhiễm, xói mòm đất và bảo vệ môi trường đất Khoa học 5 CTST. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Hiện tượng trong hình dưới đây được gọi là gì?

  • A. Đất bị nhiễm hóa chất. 
  • B. Ô nhiễm không khí.
  • C. Ô nhiễm đất. 
  • D. Ô nhiễm nguồn nước. 

Câu 2: Hiện tượng trong hình dưới đây được gọi là gì?

  • A. Xói mòn đất. 
  • B. Ô nhiễm không khí.
  • C. Ô nhiễm nguồn nước.
  • D. Đất bị nhiễm hóa chất. 

Câu 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nào dưới đây do con người gây ra?

  • A. Xâm nhập mặn.
  • B. Nhiễm phèn.
  • C. Núi lửa phun trào.
  • D. Sử dụng phân bón hóa học. 

Câu 4: Nguyên nhân gây xói mòn đất trong hình dưới đây là gì?

  • A. Gió.
  • B. Lũ lụt.
  • C. Chặt phá rừng.
  • D. Địa hình dốc. 

Câu 5: Hình nào dưới đây thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên gây ra?

  • A. Lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông  nghiệp - Đài Phát thanh và Truyền hình Điện Biên                          B. Giám sát bãi rác thải trên toàn quốc bằng công nghệ viễn thám    
  • C. Rừng bị tàn phá bởi chính bàn tay con người                          D. Núi lửa phun trào tại Hawaii sau 600 trận động đất trong 4 ngày - Báo Quảng  Ninh điện tử

Câu 6: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nào dưới đây do con người gây ra?

  • A. Nhiễm chất thải độc hại.
  • B. Nhiễm mặn.
  • C. Núi lửa phun trào.
  • D. Xâm nhập mặn. 

Câu 7: Biện pháp bảo vệ môi trường đất trong hình dưới đây là gì?

  • A. Xử lí rác thải theo quy định.
  • B. Khai thác rừng hợp lí.
  • C. Làm ruộng bậc thang.
  • D. Sử dụng phân bón hữu cơ.

Câu 8: Biện pháp chống xói mòn đất trong hình dưới đây là gì?

  • A. Khai thác rừng hợp lí.
  • B. Xử lí rác thải theo quy định.
  • C. Sử dụng phân bón hữu cơ.
  • D. Trồng cây gây rừng.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Hiện tượng ô nhiễm đất xảy ra khi nào?

  • A. Khi có sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí. 
  • B. Khi đất bị nhiễm các chất hóa học, chất thải độc hại, nhiễm mặn,.. ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của con người và sinh vật.
  • C. Khi các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm,… bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý. 
  • D. Khi đất bị mất lớp đất trên bề mặt, tầng đất bên dưới bị phá hủy,… 

Câu 2: Hiện tượng xói mòn đất xảy ra khi nào?

  • A. Khi đất bị mất lớp đất trên bề mặt, tầng đất bên dưới bị phá hủy,… 
  • B. Khi đất bị nhiễm các chất hóa học, chất thải độc hại, nhiễm mặn,.. ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của con người và sinh vật.
  • C. Khi có sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí.
  • D. Khi các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm,… bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý.

Câu 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nào dưới đây không phải do con người gây ra?

  • A. Sử dụng không hợp lí phân bón hóa học.
  • B. Cháy rừng do một số hoạt động của con người.
  • C. Sử dụng không hợp lí thuốc bảo vệ thực vật. 
  • D. Cháy rừng do sét đánh. 

Câu 4: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất nào dưới đây không phải do tự nhiên gây ra?

  • A. Núi lửa phun trào.
  • B. Nhiễm mặn.
  • C. Không xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường. 
  • D. Nhiễm phèn. 

Câu 5: Chọn phát biểu sai về tác hại của ô nhiễm đất.

  • A. Đất dễ bị xói mòn.
  • B. Làm mất các chất dinh dưỡng đất.
  • C. Động vật bị mắc bệnh và thiếu thức ăn.
  • D. Tăng năng suất, chất lượng cây trồng. 

Câu 6: Chọn phát biểu sai về tác hại của xói mòn đất.

  • A. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. 
  • B. Gia tăng lũ lụt, sạt lở, mất đất ở.
  • C. Cây chậm lớn, năng suất giảm.
  • D. Cây chậm lớn, có thể bị mất mùa. 

Câu 7: Ô nhiễm đất ảnh hưởng như thế nào đến các loài sinh vật?

  • A. Các chất thải thấm vào trong đất ảnh hưởng xấu đến nguồn nước.
  • B. Thực vật chậm lớn hoặc có thể bị chết,…; nhiều động vật phải di chuyển đến các khu vực khác để sinh sống.
  • C. Làm mất các chất dinh dưỡng, đất dễ bị xói mòn.
  • D. Con người sử dụng nguồn nước, thực phẩm được nuôi trồng ở vùng đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm độc gan, ung thư,…

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Biện pháp phòng chống xói mòn đất nào dưới đây phù hợp với nguyên nhân gây xói mòn đất trong hình?

  • A. Phủ xanh đất trống, đồi trọc.
  • B. Làm ruộng bậc thang.
  • C. Bảo vệ, phục hồi và trồng mới rừng.
  • D. Xử lí rác thải đúng quy định. 

Câu 2: Biện pháp phòng chống xói mòn đất nào dưới đây phù hợp với nguyên nhân gây xói mòn đất trong hình?

  • A. Bảo vệ, phục hồi và trồng mới rừng.
  • B. Xử lí rác thải đúng quy định. 
  • C. Phủ xanh đất trống, đồi trọc. 
  • D. Làm ruộng bậc thang. 

Câu 3: Biện pháp phòng chống xói mòn đất nào dưới đây phù hợp với nguyên nhân gây xói mòn đất trong hình?

  • A. Phủ xanh đất trống, đồi trọc.
  • B. Xử lí rác thải đúng quy định.
  • C. Bảo vệ, phục hồi và trồng mới rừng.
  • D. Làm ruộng bậc thang. 

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Vì sao thực vật có vai trò quan trọng trong việc phòng chống xói mòn đất?

  • A. Ngăn chặn gió và mưa, từ đó ngăn chặn xói mòn đất.
  • B. Cản bớt ánh sáng mặt trời để giảm nguy cơ xói mòn đất.
  • C. Sử dụng rễ cây để giữ đất, giảm thiểu rửa trôi đất và chất dinh dưỡng.
  • D. Tăng cường độ dốc của địa hình để ngăn chặn xói mòn. 

Câu 2: Vì sao người ta làm ruộng bậc thang để chống xói mòn đất?

  • A. Vì ruộng bậc thang giúp tăng cường độ độ dốc của sườn, đồi, tăng tốc độ chảy của nước mưa hạn chế sự xói mòn. 
  • B. Vì khi có ruộng bậc thang, nước chảy xuống sẽ ma sát với cây cối, thảm mục và làm giảm đi đáng kể tốc độ của nước và hạn chế sự xói mòn.
  • C. Vì ruộng bậc thang cung cấp một bề mặt dốc liên tục, cho phép nước mưa chảy nhanh hơn, hạn chế sự xói mòn.
  • D. Vì ruộng bậc thang cho phép nước mưa chảy trực tiếp xuống dưới, giảm thiểu sự ngấm vào đất, hạn chế sự xói mòn. 
Xem đáp án
Tìm kiếm google: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời sáng tạo bài 2: Ô nhiễm, xói mòm đất và , Trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời sáng tạo bài 2: Ô nhiễm, xói mòm đất và, Câu hỏi trắc nghiệm bài 2: Ô nhiễm, xói mòm đất và Khoa học 5 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học 5 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net