Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 CTST bài 4: Sự biến đổi của chất

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 CTST bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 4: Sự biến đổi của chất Khoa học 5 CTST. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Chất tồn tại ở trạng thái rắn còn gọi là

  • A. chất lỏng.
  • B. chất khí.
  • C. chất hơi.
  • D. chất rắn.

Câu 2: Chất tồn tại ở trạng thái khí còn gọi là

  • A. chất hơi.
  • B. chất khí.
  • C. chất rắn.
  • D. chất lỏng.

Câu 3: Chất tồn tại ở trạng thái lỏng còn gọi là

  • A. chất lỏng.
  • B. chất rắn.
  • C. chất khí.
  • D. chất hơi. 

Câu 4: Chất ở trạng thái lỏng có đặc điểm như thế nào?

  • A. Có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.
  • B. Không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.
  • C. Không có hình dạng xác định, chiếm đầy không gian của vật chứa nó.
  • D. Không có hình dạng xác định, có thể lan ra theo mọi hướng. 

Câu 5: Chất ở trạng thái khí có đặc điểm như thế nào?

  • A. Có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.
  • B. Có hình dạng xác định, có thể lan ra theo mọi hướng. 
  • C. Không có hình dạng xác định, chiếm đầy không gian của vật chứa nó. 
  • D. Không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.

Câu 6: Chất ở trạng thái lỏng có đặc điểm như thế nào?

  • A. Không có hình dạng xác định, có thể lan ra theo mọi hướng.
  • B. Không có hình dạng xác định, chiếm đầy không gian của vật chứa nó.
  • C. Không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.
  • D. Có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Chất nào dưới đây là chất rắn?

  • A. Giọt nước.
  • B. Ô-xi.
  • C. Sỏi.
  • D. Mật ong. 

Câu 2: Chất nào dưới đây ở trạng thái lỏng?

  • A. Ni-tơ.
  • B. Giọt nước.
  • C. Đinh sắt.
  • D. Miếng gỗ. 

Câu 3: Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?

  • A. Ô-xi.
  • B. Sỏi.
  • C. Miếng gỗ.
  • D. Mật ong. 

Câu 4: Dấu hiệu nào dưới đây không phải của sự biến đổi hóa học?

  • A. Biến đổi hình dạng và giữ nguyên tính chất.
  • B. Biến đổi màu sắc.
  • C. Thay đổi mùi vị.
  • D. Có khí được tạo thành. 

Câu 5: Cho các hình dưới đây:

 

 

Hình 1

 

Mẫu biên bản bàn giao tài liệu, giao nhận công việc, tài sản năm 2023

 

Hình 2

 

Giấy Lá Vò Nát Khít - Ảnh miễn phí trên Pixabay - Pixabay

 

Hình 3

 

Chồng trẻ vướng vòng lao lý vì xé giấy tờ ly hôn ở Tòa án

 

Hình 4

Trường hợp nào trong các hình trên có sự biến đổi hóa học?

  • A. Hình 4.
  • B. Hình 3.
  • C. Hình 2.
  • D. Hình 1. 

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Cho các trường hợp sau:

(1) Thanh củi chuyển màu đen sau khi cháy.

(2) Xi măng trộn với cát khô.

(3) Nước bay hơi.

(4) Nến được đun nóng chảy và đổ vào khuôn. 

Trong các trường hợp trên, có mấy trường hợp không có sự biến đổi hóa học? 

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Cho các trường hợp sau:

(1) Hòa tan đường trong nước. 

(2) Đun nóng đường đến khi đường đổi màu và có mùi khét. 

(3) Xi măng, cát và nước được trộn với nhau.

(4) Xi măng và cát khô được trộn với nhau.

Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp không có sự biến đổi hóa học?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đinh sắt để lâu ngày ngoài không khí hoặc nơi ẩm ướt sẽ bị gỉ. Lúc này, trên bề mặt đinh sẽ xuất hiện một lớp gỉ màu nâu đỏ. Nếu đinh sắt bị gỉ nặng, sẽ dễ bị gãy và không sử dụng được nữa. 

Người ta thường làm gì để tránh đinh sắt bị gỉ?

  • A. Sơn hoặc bôi dầu mỡ lên đinh sắt.
  • B. Đun nóng đinh sắt trước khi sử dụng.
  • C. Rửa sạch đinh sắt sau khi sử dụng và lau khô.
  • D. Bọc một lớp nhôm lên đinh sắt. 

Câu 2: Cho ít bột nở vào găng tay y tế. Khéo léo lồng găng tay vào miệng cốc (trong cốc có chứa ít giấm ăn). Khi dốc thẳng đứng găng tay, bột nở rơi vào cốc chứa giấm ăn. Ngay lập tức, nhiều bọt khí xuất hiện trong cốc. 

Găng tay khi ấy có hiện tượng gì? 

  • A. Gang tay bị cháy. 
  • B. Gang tay đổi màu. 
  • C. Gang tay đã tự phồng lên. 
  • D. Gang tay bị rách. 
Xem đáp án
Tìm kiếm google: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời sáng tạo bài 4: Sự biến đổi của chất , Trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời sáng tạo bài 4: Sự biến đổi của chất, Câu hỏi trắc nghiệm bài 4: Sự biến đổi của chất Khoa học 5 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học 5 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com