1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Để thực hành tuyên truyền về việc tham gia các hoạt động lao động công ích ở địa phương, ta cần phải làm gì?
A. Thiết kế sản phẩm tranh vẽ về vùng bị thiên tai.
- B. Không tham gia hoạt động xã hội.
- C. Chuẩn bị bài tuyên truyền.
- D. Chỉ tuyên truyền với các bạn cùng trang lứa.
Câu 2: Để thiết lập mối quan hệ thân thiện với người xung quanh chúng ta cần phải làm gì?
A. Chủ động làm quen, nói chuyện, thăm hỏi hàng xóm.
- B. Đánh giá, phán xét ngoại hình.
- C. Không chào hỏi mọi người.
- D. Phân biệt vùng miền.
Câu 3: Lễ hội là:
- A. Di sản vật thể quốc gia.
B. Một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng.
- C. Một sự kiện thể thao diễn ra hằng năm tại địa phương.
- D. Một chương trình giao lưu giữa các làng nghề với nhau.
Câu 4: Khi tham gia lễ hội truyền thống chúng ta cần lưu ý điều gì?
- A. Xả rác bừa bãi ra môi trường.
- B. Ứng xử vô văn hóa.
- C. Mặc trang phục không hợp thuần phong mĩ tục.
D. Tuân thủ những quy định của Ban tổ chức lễ hội.
Câu 5: Quy tắc xây dựng mối quan hệ thân thiện với những người sống xung quanh là:
- A. Không quan tâm mọi gười.
- B. Gây mâu thuẫn.
C. Chào hỏi lễ phép.
- D. Giao tiếp e thẹn.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là mục tiêu tham gia hoạt động chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ?
- A. Thể hiện lòng yêu nước, yêu đồng bào.
B. Thể hiện tính kỉ luật, sáng tạo trong công việc.
- C. Rèn luyện được kĩ năng hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc chung.
- D. Thể hiện lòng biết ơn và noi gương các anh hùng liệt sĩ.
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là bước chuẩn bị bài tuyên truyền tham gia các hoạt động lao động công ích?
- A. Tên bài tuyên truyền.
B. Thiết kế tranh vẽ về quê hương.
- C. Mô tả công việc chính của các thành viên khi tham gia hoạt động.
- D. Ý nghĩa việc làm.
Câu 3: Việc tổ chức tốt lễ hội đã góp phần làm nên điều gì cho cộng đồng?
- A. Góp phần làm gia tăng vẻ đẹp cho thiên nhiên.
- B. Làm tăng tình hữu nghị cho các nước láng giềng.
C. Làm tăng tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa.
- D. Làm tăng giá trị thương mại sản phẩm.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lễ hội truyền thống?
- A. Là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng.
B. Các trò chơi phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người.
- C. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, hình thức cúng tế,…) và phần hội (các trò chơi dân gian, các trò diễn,…)
- D. Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Ý nào dưới đây là ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với bản thân?
- A. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, cần cù.
- B. Biết yêu thương gia đình hơn.
- C. Làm phong phú vẻ đẹp quê hương, đất nước.
D. Nâng cao ý thức và tình yêu thương của bản thân với mọi người.
Câu 2: Lễ hội Đền Hùng được diễn ra ở đâu?
- A. Vĩnh Phúc.
- B. Thái Nguyên.
C. Phú Thọ.
- D. Yên Bái.
Câu 3:Đâu là ý nghĩa của hoạt động xã hội với cộng đồng?
- A. Làm tăng bản sắc dân tộc.
B. Gắn kết con người với con người thành sức mạnh của khối đoàn kết.
- C. Tăng giá trị thương mại sản phẩm.
- D. Có thêm nhiều trải nghiệm mới.
Câu 4: Lễ hội Thánh Gióng được diễn ra ở đâu?
A. Gia Lâm.
- B. Sóc Sơn.
- C. Thường Tín.
- D. Mỹ Đức.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Thánh Gióng đánh tan giặc nào?
A. Giặc Ân.
- B. Giặc Minh.
- C. Giặc Tần.
- D. Giặc Mông.