1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đông Bắc?
A. Hà Giang.
- B. Lai Châu.
- C. Sơn La.
- D. Hòa Bình.
Câu 2: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Tây Bắc?
- A. Tuyên Quang.
- B. Lạng Sơn.
- C. Hà Giang.
D. Hòa Bình.
Câu 3: Vùng núi Tây Bắc có đặc điểm gì?
- A. Chủ yếu là đồi núi thấp.
B. Chủ yếu là đồi núi cao và trung bình.
- C. Núi dạng vòng cung, địa hình bằng phẳng.
- D. Địa hình cac-xtơ khá phổ biến.
Câu 4: Địa hình Đông Bắc chủ yếu là:
A. núi trung bình và núi thấp với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung và vùng đồi chuyển tiếp.
- B. địa hình núi cao nhất nước ta.
- C. núi trung bình và các cao nguyên đá vôi, cánh đồng và thung lũng.
- D. núi cao hiểm trở, xen kẽ là các cao nguyên đá vôi, cánh đồng và thung lũng.
Câu 5: Sông ngòi có tiềm năng về thủy điện lớn nhất cả nước là ở:
A. Tây Bắc.
- B. Đông Bắc.
- C. Đông Nam.
- D. Tây Nam.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với:
- A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Thái Lan, Cam-pu-chia.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. các nước Trung Quốc, Lào.
Câu 2: Tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp.
- B. Khí hậu, nguồn nước dồi dào.
- C. Sinh vật, địa hình đa dạng.
- D. Địa hình, khoáng sản phong phú.
Câu 3: Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ:
A. nguồn thủy năng và nguồn than phong phú.
- B. nguồn thủy năng và dầu khí phong phú.
- C. cơ sở nhiên liệu dồi dào từ than và khí.
- D. khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Hồng.
Câu 4: Chè được trồng chủ yếu ở:
- A. Pleiku, Tây Ninh.
B. Sơn La, Thái Nguyên.
- C. Lâm Đồng, Kon Tum.
- D. Bình Dương, Hà Giang.
Câu 5: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông nào?
A. Sông Đà.
- B. Sông Lô.
- C. Sông Chảy.
- D. Sông Hồng.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải là:
- A. địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.
- B. cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.
C. mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục.
- D. tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Câu 2: Sự khác nhau về nguồn lực tự nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc là gì?
- A. Đông Bắc núi cao hiểm trở còn Tây Bắc là núi thấp.
- B. Tây Bắc giàu tài nguyên khoáng sản hơn Đông Bắc.
C. Tiềm năng thủy điện ở Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc.
- D. Tài nguyên rừng ở Tây Bắc còn nhiều hơn Đông Bắc.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây giúp chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển?
- A. Cơ sở hạ tầng đang phát triển, nguồn thức ăn được đảm bảo.
B. Nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng.
- C. Nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao.
- D. Nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là:
- A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- B. kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.
- C. phát triển du lịch.
D. nuôi trồng thủy sản nước mặn.
Câu 2: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do:
A. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn.
- B. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió.
- C. Không giáp biển.
- D. Địa hình núi cao là chủ yếu.