Soạn mới giáo án KHTN 6 CTST bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà

Soạn mới Giáo án KHTN 6 Chân trời Sáng tạo bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 45: HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Mô tả được sơ lược cầu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tính cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.
  • Nêu được Mặt Trời và các sao là các thiên thể tự phát sáng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời.
  • Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về hệ Mặt Trời và Ngân Hà
  • Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về cấu trúc hệ Mặt Trời và Ngân Hà;
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận các nội dưng về hệ Mặt Trời và Ngân Hà.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được Mặt Trời và các sao là các thiên thể phát sáng, các hành tỉnh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời; Chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà
  • Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu được cấu trúc hệ Mặt Trời, một số đặc trưng của các hành tỉnh trong hệ Mặt Trời và cầu trúc Ngân Hà
  • Vận dụng kiến thức, ki năng đã học: Giải thích và phân biệt được ánh sáng từ các ngôi sao và các hành tinh chiếu tới Trái Đất.
  1. Phẩm chất
  • Kiên trì, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thông tin; Có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
  • Trách nhiệm trong hoạt động nhóm;
  • Nhiệt tình và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm;
  • Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: tranh ảnh minh họa, slide bài giảng, máy chiếu, SGV

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Sử dụng phương pháo đàm thoại giữa GV và HS cả lớp chia sẻ với nhau

+ HS trả lời theo ý nghĩ của mình sau đó GV dẫn dắt vào bài học mới: Khi quan sát bầu trời đêm, chúng ta nhìn thấy rất nhiều ngôi sao sáng. Những ngôi sao sáng trên bầu trời đêm tạo thành dài ngân hà vô cùng rộng lớn. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu thực tế chúng là như thế nào nhé?

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I, CẤU TRÚC CỦA HỆ MẶT TRỜI

Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ mặt trời

  1. Mục tiêu: HS biết được cấu trúc của hệ Mặt Trời.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

1. Hãy kể tên các hành tỉnh, vệ tỉnh xuất hiện trong hình 45.1.

2. Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ bao nhiêu trong hệ Mặt Trời?

3. Các hành tỉnh có chuyển động quanh Mặt Trời không? So sánh chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tỉnh.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm quan sát trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK. GV nêu thêm: Ngoài các hành tỉnh, trong hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tỉnh, sao chối và các khối bụi thiên thạch. Sau đó GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu trúc của hệ Mặt Trời.

1. cấu trúc của hệ mặt trời

a. Tìm hiểu hệ mặt trời

? 1: Trong hình 45.1 có 8 hành tỉnh gồm: Thuỷ tỉnh - Mercury, Kim tinh - Venus, TráiĐất - Earth, Hoả tinh - Mars, Mộc tỉnh - Jupiter, Thổ tỉnh - Saturn, Thiên Vương tỉnh -Uranus, Hải Vương tỉnh - Neptune và một vệ tinh là Mặt Trăng.

?2: Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời

?3: Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời. Chúng chuyển động quanh Mặt Trời với cùng một chiều như nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng của 8 hành tinh

  1. a) Mục tiêu: HS biết được các hành tinh cách mặt trời khoảng cách khac snhua và có chu kì quay khác nhau
  2. Nội dung: HS đọc, quan sát, thảo luận để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tố chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

4. Dựa vào só liệu trong bảng 45.1, em hãy so sánh khoảng cách từ các hành tỉnh tới Mặt Trời với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời. Hành tỉnh nào gần Mặt Trời nhất, hành tỉnh nào xa Mặt Trời nhất?

5, Nêu sự liên hệ giữa chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh và khoảng cách từ các hành tỉnh tới Mặt Trời.

Sau đó GV đưa ra câu hỏi củng cố:

+ Hành tinh nào trong hệ Mặt Trời gần Trái Đất nhất? Nó cách Trái Đất bao nhiêu kilômét?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Một số HS phát biểu

+ HS ở dưới nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

b. Tìm hiểu các đặc trưng của 8 hành tinh

? 4: Trong hệ Mặt Trời, khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời không bằng nhau. Thuỷ tỉnh gần Mặt Trời nhất, Hải Vương tỉnh xa Mặt Trời nhất.

?5: Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh không như nhau. Hành tỉnh càng xa Mặt Trời thì chu kì quay quanh Mặt Trời càng lớn.

? CC: Kim tinh gần trái đất nhất và cách Trái Đất khoảng 0,28 Au = 42 triệu km.

  1. ÁNH SÁNG CỦA CÁC THIÊN THỂ

Hoạt động 3: Tìm hiểu ánh sáng của các thiên thể

  1. Mục tiêu: HS biết được Mặt Trời và các sao là các thiên thể phát sáng, các hành tỉnh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời.
  2. Nội dung: HS quan sát tranh hình, đọc bài đọc và thảo luận các nội dung trong SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án KHTN 6 CTST bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án KHTN 6 mới CTST bài Hệ mặt trời và ngân hà, giáo án soạn mới KHTN 6 chân trời

Soạn mới giáo án KHTN 6 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay