1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Lễ hội là:
- A. Di sản vật thể quốc gia.
B. Một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng.
- C. Một sự kiện thể thao diễn ra hằng năm tại địa phương.
- D. Một chương trình giao lưu giữa các làng nghề với nhau.
Câu 2: Hoạt động xã hội đem lại lợi ích gì cho con người?
A. Mang lại lợi ích về sức khỏe, tinh thần và thể chất.
- B. Mang lại vẻ đẹp và kinh tế.
- C. Mang lại kinh tế.
- D. Mang lại giá trị thẩm mĩ.
Câu 3: Đâu là hoạt động xã hội ở địa phương mà em có thể tham gia?
- A. Tình nguyện ở vùng sâu, vùng xa.
B. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- C. Nhặt rác ở ao, hồ, sông, suối.
Câu 4: Đâu là hoạt động công ích ở địa phương?
A. Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
- B. Tình nguyện ở miền Trung.
- C. Đi thăm viếng nghĩa trang anh hùng ở miền Nam.
- D. Tham gia vì môi trường xanh – sạch – đẹp ở Đà Nẵng.
Câu 5: Để thực hành tuyên truyền về việc tham gia các hoạt động lao động công ích ở địa phương, ta cần phải làm gì?
- A. Thiết kế sản phẩm tranh vẽ về vùng lũ.
- B. Không tham gia hoạt động xã hội.
C. Chuẩn bị bài tuyên truyền.
- D. Chỉ tuyên truyền với các bạn cùng trang lứa.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lễ hội truyền thống?
- A. Là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng.
- B. Các trò chơi phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người.
C. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, hình thức cúng tế,…) và phần hội (các trò chơi dân gian, các trò diễn,…)
- D. Được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào khoảng trống trong thời vụ.
Câu 2: Đâu không phải hoạt động xã hội mà trẻ em có thể tham gia?
- A. Hoạt động nhân đạo, từ thiện.
- B. Hoạt động bảo vệ môi trường.
- C. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
D. Hoạt động nhặt rác ở ao, hồ, sông, suối.
Câu 3: Đâu không phải là mục tiêu tham gia hoạt động chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ?
- A. Thể hiện lòng yêu nước, yêu dồng bào.
B. Thể hiện tính kỉ luật, sáng tạo trong công việc.
- C. Rèn luyện được kĩ năng hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc chung.
- D. Thể hiện lòng biết ơn và noi gương các anh hùng liệt sĩ.
Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là bước chuẩn bị bài tuyên truyền tham gia các hoạt động lao động công ích?
- A. Tên bài tuyên truyền.
B. Thiết kế tranh vẽ về quê hương.
- C. Mô tả công việ chính của các thành viên khi tham gia hoạt động.
- D. Ý nghĩa việc làm.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Lễ hội Đền Hùng được diễn ra ở đâu?
A. Phú Thọ.
- C. Vĩnh Phúc.
- B. Phúc Thọ.
- D. Lào Cai.
Câu 2: Việc tổ chức tốt lễ hội đã góp phần làm nên điều gì cho cộng đồng?
- A. Góp phần làm gia tăng vẻ đẹp cho thiên nhiên.
- B. Làm tăng tình hữu nghị cho các nước láng giềng.
C. Làm tăng tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần vào công cuộc xây dựng nề n văn hóa.
- D. Làm tăng giá trị thương mại sản phẩm.
Câu 3: “Quân đội nhân dân” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa gì?
A. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ.
- B. Nhân dân thuộc trướng của quân đội.
- C. Quân đội trên nhân dân.
- D. Nhân dân vì quân đội.
Câu 4: Đâu là ý nghĩa của hoạt động xã hội với cộng đồng?
- A. Làm tăng bản sắc dân tộc.
B. Gắn kết con người với con người thành sức mạnh của khối đoàn kết.
- C. Tăng giá trị thương mại sản phẩm.
- D. Có thêm nhiều trải nghiệm mới.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải yếu tố tạo nên cộng đồng?
- A. Có ý thứuc đoàn kết tập thể.
- B. Có sự dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội.
- C. Các cá nhân có liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được công việc cụ thể.
D. Là người cùng chung vùng miền.
Câu 2: Tổ chức nào được coi là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- A. Trung đội Cứu quốc quân I.
- B. Việt Nam Giải phóng quân.
- C. Việt Nam cứu quốc quân.
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.