1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (3 CÂU)
Câu 1: Mục đích của việc ghi chép chi tiêu trong gia đình là:
- A. Tiêu tiền hoang phí cho những việc không cần thiết.
- B. Tiết kiệm được tiền ăn uống.
C. Giúp quản lý dòng tiền một cách dễ dàng hơn và tránh việc dùng tiền cho những khoản không cần thiết.
- D. Tránh được những thời gian nhàn rỗi.
Câu 2: Lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình là gì?
- A. Tạo thêm công việc để làm.
B. Tiết kiệm được nhiều khoản chi tiêu.
- C. Giúp ghi nhớ kiến thức đời sống dễ dàng.
- D. Giúp mọi người trong gia đình gần nhau hơn.
Câu 3: Đâu là khó khăn khi thực hiện ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình?
- A. Mất thời gian.
B. Gặp nhiều rắc rối với những con số.
- C. Dễ nản lòng.
- D. Lên kế hoạch trước.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là lợi ích của việc ghi chép các khảon chi tiêu trong gia đình?
- A. Ghi nhớ được nội dung chi tiêu.
- B. Khiểm soát được các khoản chi tiêu, tránh lãng phí.
C. Giúp các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau hơn.
- D. Quản lý dòng tiền một cách dễ dàng hơn.
Câu 2: Đâu không phải là khoản chi tiêu thiết yếu?
A. Xem phim.
- C. Ăn uống.
- B. Xăng xe.
- D. Tiền học.
Câu 3: Đâu không phải là hoạt động chi tiêu trong gia đình?
- A. Chi cho học tập.
- B. Chi cho điện nước, chất đốt.
- C. Chi cho thực phẩm.
D. Chi cho bạn bè.
Câu 4: Ý nào sau đây không phải bước thực hiện làm sổ ghi chép chi tiêu?
- A. Chuẩn bị chất liệu.
- B. Thiết kế các trang ghi chép theo gợi ý.
- C. Đóng sổ và trang trí.
D. Ghi chép chi tiêu của bạn bè.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: “Xăng xe” được xếp vào khoản chi tiêu nào dưới đây?
A. Khoản chi tiêu thiết yếu.
- B. Khoản chi tiêu không thiết yếu.
- C. Quỹ dự phòng khẩn cấp.
- D. Quỹ tiết kiệm.
Câu 2: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen:
- A. Ứng phó với bạo lực học đường.
- B. Học tập tự giác, tích cực.
C. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
- D. Ứng phó với tâm lí căng thẳng.
Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
- A. Của thiên trả địa.
B. Thắt lưng buộc bụng.
- C. Của chợ trả chợ.
- D. Còn người thì còn của.
Câu 4: Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?
- A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền
B. Đi đâu mà chẳng ăn dè
- C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
- D. Năng nhặt, chặt bị.
Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
- A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều mới cần tiết kiệm tiền.
- B. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu.
C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được một cuộc sống ổn định, tự chủ.
- D. Cứ mua những đồ mà mình thích.
Câu 6: Nhân vật nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?
- A. Chị Trang tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập mối tháng.
- B. Bạn Vân cộng tác với báo Hoa học trò để tăng thu nhập.
- C. Nam dùng số tiền tiết kiệm để mua sách vở và đồ dùng học tập.
D. Anh Tùng dùng 2/3 tháng lương để mua đôi giày hàng hiệu.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng về bước lập kế hoạch chi tiêu?
- A. Xác định các khoản chi tiêu.
- B. Thiết lập các nguyên tắc thu, chi.
C. Thực hiện kế hoạch chi tiêu không theo nguyên tắc đã thiết lập.
- D. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.
Câu 2: Việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình không nhằm mục đích?
- A. Để chi cho những việc đột xuất.
- B. Mua sắm thêm các đồ dùng khác.
- C. Để phát triển kinh tế gia đình.
D. Tiết kiệm để mua sắm những đồ hàng hiệu đắt tiền.