1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Uớc mơ là gì?
- A. Là những điều thiếu vắng.
- B. Là điều khao khát thực hiện được trong một khoảng thời gian.
C. Là những khao khát, mong muốn hoặc mục tiêu nào đó mà con người hy vọng sẽ làm được.
- D. Là lộ trình con người đặt ra để thực hiện được trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài.
Câu 2: Đâu là ước mơ chân chính?
- A. Là ước mơ xác định rõ mục tiêu cần đạt được.
- B. Không cần là điều lớn lao, đôi khi chỉ là điều bé nhỏ.
C. Là ước mơ chân chính và trải qua quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu vượt qua khó khăn, vất vả mới có thể thực hiện được.
- D. Phát triển con người là phiên bản tốt nhất của chính mình.
Câu 3: Biểu hiện của người có ước mơ là:
A. Luôn đặt ra mục tiêu, có tinh thần kiên trì, lạc quan, không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình.
- B. Luôn có kế hoạch.
- C. Không kể thủ đoạn để đạt được.
- D. Chỉ cần có ước mơ mà không cần có sự phấn đấu, nổ lực.
Câu 4: Giá trị của ước mơ là:
A. Mong muốn điều tốt đẹp hơn.
- B. Nuôi dưỡng đam mê, hăng say học tập.
- C. Động lực để mỗi người có thể định hình được kế hoạch, phương hương đi đến thành công.
- D. Truyền cảm hứng cho mỗi người.
Câu 5: An toàn nghề nghiệp của nghề em ước mơ là gì?
- A. Tích cực rèn luyện để đạt được ước mơ.
- B. Chia sẻ với người thân về ước mơ nghề nghiệp của em.
- C. Tích cực rèn luyện bản thân để đạt được ước mơ.
D. Tìm hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực, lưu ý của nghề mà em ước mơ.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là ước mơ chân chính?
- A. Phát triển con người trở nên hoàn thiện mình hơn.
- B. Tăng cường sự hợp tác của bản thân.
C. Dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục tiêu của mình.
- D. Biết được đâu là mục tiêu mà bản thân hướng tới, từ đó đặt ra kế hoạch rõ ràng.
Câu 2: Khi ước mơ bị người xấu biết sẽ không dẫn đến hậu quả gì dưới đây?
- A. Mất thông tin cá nhân.
- B. Tiếp cận với một số luồng ý kiến không phù hợp.
C. Có thể đạt được ước mơ nhanh hơn.
- D. Bị lợi dùng làm điều xấu.
Câu 3: Đâu không phải đức tính cần có về nghề mà em mơ ước?
- A. Sự trung thực.
- C. Chăm chỉ.
- B. Kiên trì, kiên nhẫn.
D. Dối trá.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không an toàn nghề nghiệp em ước mơ?
- A. Không sử dụng ngôn ngữ bạo lực.
B. Sử dụng ngôn ngữ gây tổn thương.
- C. Không bình luận, nhận xét khiếm nhã.
- D. Sử dụng từ ngữ tinh tế.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về ước mơ?
- A. Chân cứng đá mềm.
- B. Ăn khoai nhớ kẻ trồng cây.
C. Cầu được ước thấy.
- D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ dưới đây nói về nghề gì?
“Bút Nam Tào
Dao thầy thuốc”
- A. Giáo viên.
- C. Công nhân.
B. Bác sĩ.
- D. Công an.
Câu 3: Đọc và cho biết đoạn thông tin dưới đây nhắc đến nghề gì?
Những người hỗ trợ bác sĩ theo dõi bệnh nhân, chăm sóc, tư vấn và đảm bảo quá trình điều trị cho họ.
A. Y tá.
- C. Điều dưỡng.
- B. Dược sĩ.
- D. Kĩ thuật viên.
Câu 4: Ý nghĩa của việc thực hiện được ước mơ nghề nghiệp là:
- A. Giúp con người phát triển khả năng sáng tạo.
- B. Giúp người với người dễ dàng chia sẻ với nhau hơn.
C. Có được công việc phù hợp với mong muốn và năng lực của bản thân.
- D. Giúp con người trưởng thành trên con đường học tập hơn.
Câu 5: Theo em, đâu được coi là nghề nghiệp không thể thiếu trong xã hội, để đào tạo, dạy dỗ, trao truyền những kiến thức và bài học quý giá?
- A. Tiếp viên hàng không.
- C. Bác sĩ.
- B. Công an.
D. Giáo viên.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào không phải là ví dụ cho ước mơ đẹp?
- A. Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
- B. Ước mơ được đi học, được biết chữ của cậu bé Rê-mi trong truyện Không gia đình của Ma-lô.
C. Ước mơ có thật nhiều vàng bạc châu báu trong truyện cổ tích Cây khế.
- D. Ước mơ chinh phục thiên nhiên của các bạn nhỏ trong Ở vương quốc Tương Lai của Mát-téc-lích.
Câu 2: Theo em, đâu không phải là nghề thường phải đi công tác xa?
- A. Hướng dẫn viên du lịch.
- B. Kĩ sư xây dựng.
- C. Phi công.
D. Nhân viên giao hàng.