1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Em hãy quan sát trang sách cuối cùng trong Sách giáo khoa Đạo đức 5, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, xuất bản năm 2024 trong hình sau đây và cho biết thông tin bản quyền sách là phần nào?
- A. Phần 1.
- B. Phần 2.
C. Phần 3.
- D. Phần 4.
Câu 2: Em hãy quan sát một phần trang sách trong Sách giáo khoa Mĩ thuật 5, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, xuất bản năm 2024 trong hình sau đây và cho biết nguồn thông tin của bức tranh số 1 là gì?
- A. Sách giáo khoa Mĩ thuật 5, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, xuất bản năm 2024.
B. Bảo tàng Nghệ thuật Whitney, Hoa Kỳ.
- C. Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.
- D. Không có.
Câu 3: Nội dung thông tin trong tệp Em-yeu-truong-em.mp3 được thể hiện dưới dạng gì?
- A. Văn bản.
- B. Hình ảnh.
C. Âm thanh.
- D. Số.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm đạo đức?
A. Chép bài bạn trong giờ kiểm tra.
- B. Lấy sổ ghi chú của bạn mà chưa hỏi ý kiến.
- C. Ghi rõ nguồn thông tin khi lấy thông tin trên Internet.
- D. Không tự ý thay đổi nội dung thông tin khi không được phép.
Câu 5: Hành động nào sau đây là vi phạm tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin?
- A. Diễn đạt lại thông tin và ghi “phỏng theo”.
- B. Chỉ sử dụng thông tin khi được phép.
- C. Ghi rõ nguồn thông tin khi sử dụng.
D. Tự ý chia sẻ thông tin cá nhân của người khác.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Số lượng các tệp và thư mục trong một máy tính rất lớn.
- B. Các tệp được sắp xếp trong các thư mục để dễ quản lí và tìm kiếm.
C. Trong một thư mục có thể có nhiều tệp cùng tên.
- D. Tên thư mục hoặc tệp cần rõ ràng, gợi nhớ nội dung của thư mục hoặc tệp.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Việc đặt tên cho thư mục và tệp là rất quan trọng.
- B. Sắp xếp các thư mục và tệp bằng cấu trúc cây hợp lí sẽ giúp tìm kiếm dễ dàng và tiết kiệm thời gian.
- C. Để có được cấu trúc cây hợp lí em cần phân loại các tệp theo các tiêu chí như thời gian, nội dung, loại tệp, người sở hữu, …
D. Việc sắp xếp các thư mục và tệp là không cần thiết.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Khi sử dụng một bài hát không rõ tên tác giả, em sẽ ghi nguồn như thế nào?
- A. Không ghi nguồn.
- B. Tác giả: Không rõ.
- C. Người sưu tầm: Tên em.
D. Sưu tầm.
Câu 2: Khi thấy một bạn đang đọc nhật kí của người khác, em cần thể hiện thái độ như thế nào?
- A. Nói bạn không được làm như vậy và đi ra chỗ khác.
B. Thể hiện rõ thái độ không đồng tình, góp ý, nhắc nhở để bạn không làm như vậy nữa.
- C. Không phải nhật kí của mình nên không quan tâm.
- D. Đọc cùng bạn.
Câu 3: Em đồng tình với tình huống nào sau đây?
- A. Nghe người khác nói chuyện riêng.
- B. Thay đổi thông tin tác giả khi ghi nguồn thông tin.
C. Xin phép trước khi chia sẻ hình ảnh của người khác.
- D. Tự ý xem vở bài tập của bạn khác.
Câu 4: Em không đồng tình với tình huống nào sau đây?
- A. Sử dụng những thông tin đã qua kiểm chứng, có bản quyền.
- B. Xin phép trước khi xem vở của bạn.
- C. Không chia sẻ thông tin cá nhân với người lạ.
D. Bàn luận về chuyện riêng của người khác.
Câu 5: Khi sử dụng thông tin từ website hoahoctro.tienphong.vn, em cần ghi nguồn như thế nào?
- A. Nguồn: Internet.
- B. Không ghi.
C. Nguồn: hoahoctro.tienphong.vn.
- D. Sưu tầm.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Phương án nào sau đây là dấu hiệu của bản quyền?
- A. ℃.
B. ®️.
- C. №.
- D. ✓.
Câu 2: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, khái niệm "quyền sở hữu trí tuệ" được định nghĩa như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Vậy theo em, đối tượng của quyền tác giả là gì?
- A. Sáng chế.
- B. Vật liệu nhân giống.
- C. Bản ghi âm.
D. Nghệ thuật.