Chú ý sự luân phiên của các điểm nhìn (điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và bên trong).

ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi 1. Chú ý sự luân phiên của các điểm nhìn (điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và bên trong).

Câu hỏi 2. Vì sao Chí Phèo lại khiến dân làng Vũ Đại e sợ khi hắn mới từ nhà tù trở về làng?

Câu hỏi 3. Người kể chuyện có hoàn toàn miêu tả cảnh Chí Phèo gây sự với người nhà Bá Kiến chỉ từ điểm nhìn của mình?

Câu hỏi 4. Chú ý những chi tiết miêu tả cách "ứng phó" của Bá kiến đối với Chí Phèo và người nhà của mình.

Câu hỏi 5. Những cảm giác, ấn tượng gì đánh dấu thời điểm bắt đầu diễn ra sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo?

Câu hỏi 6. Điều gì ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời của mình?

Câu hỏi 7. Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua ý nghĩa và hành động nào?

Câu hỏi 8. Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của Chí Phèo lúc đón nhận bất cháo hành của thị Nở?

Câu hỏi 9. Lời kể và điểm nhìn của người kể chuyện thể hiện thái độ như thế nào đối với Chí Phèo?

Câu hỏi 10. Lí do bà cô thị Nở dứt khoát không cho cháu mình đến với Chí Phèo có thỏa đáng không?

Câu hỏi 11. Tại sao tâm trí của Chí Phèo lúc này lại bị ám ảnh bởi hơi cháo hành?

Câu hỏi 12. Việc Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến có phải hoàn toàn do hắn đã say như nhận xét trước đó của người kể chuyện không?

Câu hỏi 13. Đây có phải là những lời của một kẻ say không?

Câu hỏi 14. Người kể chuyện có đưa ra lời bình luận hay đánh giá nào của mình về sự việc xảy ra ở làng Vũ Đại không?

Câu hỏi 15. Ý nghĩa của hình ảnh cái lò gạch cũ là gì?

Câu trả lời:

Câu hỏi 1. 

Điểm nhìn trần thuật: ngoi kể thứ ba theo điểm nhìn bên trong. Nhân vật mang điểm nhìn bên trong thường là nhân vật chính trong truyện (Chí Phèo).

Điểm nhìn được thay đổi từ điểm nhìn bên ngoài đến điểm nhìn bên trong, từ điểm nhìn không gian đến điểm nhìn thời gian, từ điểm nhìn một người đến điểm nhìn của số đông, có khi điểm nhìn trao cho nhân vật này, lúc thì trao cho nhân vật khác, nghĩa là toàn truyện có một sự di chuyển điểm nhìn liên tục. Nhân vật thì được đặt trong trung tâm của các điểm nhìn. Với nhân vật Chí Phèo, mở đầu truyện ngắn là cái nhìn trần thuật của người kể chuyện. Sau đó, với hình thức lời nửa trực tiếp, điểm nhìn của chủ thể trần thuật lại hóa thân vào điểm nhìn của Chí Phèo: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng người nào? Rồi hẳn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai… Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”. Trong “Chí Phèo”, xuất hiện dày đặc kiểu lời nói nửa trực tiếp như thế. Hình thức này cho phép chủ thể trần thuật di chuyển điểm nhìn rất linh hoạt, đồng thời với kiểu độc thoại nội tâm, chủ thể trần thuật có điều kiện soi chiếu vào những mảng tâm trạng sâu kín nhất của nhân vật.

Câu hỏi 2. 

Bởi do dáng vẻ bên ngoài của hắn, cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, có hai cánh tay cũng thế. 

Câu hỏi 3. 

Khi hắn say khướt, xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. Thấy bộ điệu hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, cuối cùng không ai ra.....

Câu hỏi 4. 

Bá Kiến đối với Chí Phèo: xưng "anh".

Bá Kiến với người nhà của mình: quát mắng và đuổi vào trong nhà. 

Câu hỏi 5. 

Chí Phèo cảm nhận được sự sống của thiên nhiên: mặt trời bên ngoài nắng rực rỡ, nghe thấy chim ríu rít bên ngoài, tiếng cười nói của những người đi chợ, .... cảm nhận được những niềm vui xung quanh. 

Câu hỏi 6. 

Hắn dường như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, cô độc là điều đáng sợ nhất.

Câu hỏi 7. 

Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua: nấu cháo hành, chăm sóc khi hắn bị ốm. 

Câu hỏi 8. 

Người kể chuyện đã đặt điểm nhìn trần thuật và nhân vật để miêu tả những cảm xúc của Chí Phèo lúc đón nhận bất cháo hành của thị Nở.

Câu hỏi 9. 

Lời kể và điểm nhìn của người kể chuyện thể hiện thái độ nhân đạo nhằm thức tỉnh con người hắn. 

Câu hỏi 10. 

Bà ta đã không thể mở lòng, không thể suy nghĩ một cách tích cực rằng Chí Phèo sẽ thay đổi và Thị Nở ít ra cũng hơn bà có được hạnh phúc, bởi lý trí của bà ta bị che mờ bởi sự ích kỷ, bởi những định kiến cay nghiệt mà người đời gán cho Chí Phèo. 

Câu hỏi 11. 

Bởi đó là hương vị tình người đầu tiên của một người dành cho hắn.  Sau năm ngày ở với Chí Phèo, Thị Nở “bỗng nhớ ra mình còn một bà cô trên đời” và quyết định “dừng yêu” để xin ý kiến bà cô. Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà Chí Phèo, Thị chửi Chí bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vằng quay về. Chí “ngẩn người ra” và chạy vội ra níu tay Thị nhưng bị Thị dúi cho một cái rồi bỏ về. Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Thị Nở đã phụ bạc hắn, hắn không còn cơ hội để quay về với cuộc sống lương thiện. Tuyệt vọng, hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh và thoang thoảng cứ thấy “hơi cháo hành”. Đó là biến thể của “bát cháo hành”. Hắn không say, vị ngọt tình người cứ thoang thoảng để hắn đau khổ “khóc rưng rức”. 

Câu hỏi 12. 

Cũng có say nhưng không hoàn toàn. 

Câu hỏi 13. 

"Tao muốn làm người lương thiện". Đó là câu nói thành thực nhất, tiếng đầu tiên và cũng là lời cuối cùng trong cuộc đời đã bị tha hóa một cách khủng khiếp của Chí Phèo. Khi hắn say nhất cũng là lúc hắn tỉnh nhất, là lúc còn kịp nhận ra nghĩa lí của cuộc sống chính là ở hai chữ "lương thiện" kia, để rồi điều đó bỗng trở thành khát vọng của hắn sau bao ngày vật vã với rượu và những lời chửi bới "tao muốn", lần đầu tiên cái mong muốn của Chí Phèo không phải là dăm đồng bạc lẻ của cụ Bá, không phải dăm cút rượu hay một ít đồ nhắm, những nhu cầu vật chất mà là một mong muốn có tính trừu tượng, sự lương thiện.

Câu hỏi 14. 

Người kể chuyện không đưa ra lời bình luận trực tiếp nào cho sự việc xảy ra ở làng Vũ Đại mà tác giả thể hiện sự đánh giá của mình qua lời nói của người dân làng Vũ Đại, có người mừng thầm, có người mừng ra mặt, có người ngờ vực… họ đều cho rằng hai thằng đấy chết là xứng đáng bởi cả hai đều chẳng phải người tốt đẹp gì. Qua đó, người kể chuyện thể hiện góc nhìn đa chiều của mình, không nghiêng về bất cứ bên nào.

Câu hỏi 15. 

Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…” và xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị nhìn nhanh xuống bụng và “đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”.

=> Kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu là sự xuất hiện của cái lò gạch, kết thúc cũng bằng hình ảnh cái lò gạch.

=> Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Qua đó tác giả muốn khẳng định: Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ.

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com