[toc:ul]
Dàn bài
1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh em gặp người ấy và công việc của họ.
2. Thân bài:
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về công việc ấy: biết ơn, ước mơ trong tương lai,...
Bài văn
Hôm nay là Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Ngày này gợi em nhớ đến một người thầy thuốc – bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân, người đã trực tiếp chăm lo, săn sóc bệnh cho nội của em hồi nội nằm điều trị tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.
Bác sĩ Xuân có dáng người thanh tú. Khuôn mặt hình trái xoan, mái tóc đen nhánh luôn buông xõa xuống bờ vai. Đôi mắt tròn và vẻ mặt luôn tươi tỉnh. Cũng như các cán bộ y tế khác, bác sĩ Xuân mặc một chiếc áo khoác trắng dài đến đầu gối và đội chiếc mũ trắng, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát.
Ngay buổi đầu tiên nội em nhập viện, bác sĩ đã ân cần thăm hỏi bệnh tình của nội, đỡ nội nằm xuống, cẩn thận sửa lại nệm, gối, lấy chiếc mền đắp lên người nội như một người con chăm sóc cha, rồi bác sĩ quay lại nói vói người y tá của mình, chuẩn bị dụng cụ để đo nhiệt độ cho nội. Bác sĩ dặn đi, dặn lại: “Cụ giữ ống nhiệt kế cho chặt, mười lăm phút sau cháu xin lại”. Chăm sóc nội em xong, bác sĩ đi sang giường bệnh khác để thăm bệnh cho một bác đã lớn tuổi. Trong khi làm, nhìn gương mặt bác sĩ thật hiền từ, nhân ái. Xong việc bác sĩ ân cần nói với bệnh nhân: “Khi nào cô thấy đau trở lại, nhớ gọi y tá báo cho tôi biết”. Cứ ân cần cẩn thận như thế, bác sĩ đi hết giường nọ đến giường kia. Cả phòng có tám giường thì cả tám bệnh nhân đều dược bác sĩ thăm hỏi..Tất cả bệnh nhân đều nhìn bác sĩ với một sự tin yêu, trìu mến. Em nhớ có lúc quay lại giường nội, bác sĩ còn hỏi han việc học hành của em và dặn dò em lưu ý động viên, an ủi nội. Lúc bác sĩ nói, em nghe giọng nói thật ấm áp và đầy sự thông cảm sẻ chia. Khi khỏi bệnh, Nội trở về nhà, gia đình em chia tay với bác sĩ. Cả em và nội đều lưu luyến. Hôm nay nhớ lại, em càng cảm phục sự tận tình chu đáo của bác sĩ Xuân. Em muốn mình sau nàylớn lên cũng sẽ trở thành bác sĩ để cứu giúp mọi người, làm những điều thiện giúp đời
Dàn bài
1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh em gặp người ấy và công việc của họ.
2. Thân bài:
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về công việc ấy: biết ơn, ước mơ trong tương lai,...
Bài văn
Chiều thứ năm tuần trước, lớp em lao động làm cỏ sân trường. Lúc gần xong công việc thì trời đổ cơn mưa quá lớn. Vì chủ quan không đem theo áo mưa nên em bị cảm lạnh, viêm phế quản và sốt rất cao. Ba mẹ em phải đưa em vào bệnh viện tĩnh. Phòng em nằm có tới tám bệnh nhân, phần lớn đều là các bạn trạc tuổi em. Ba mẹ em rất yên tâm khi biết em sẽ được bác sĩ Mạnh Hùng diều trị.
Bác sĩ Mạnh Hùng nổi tiếng là chữa bệnh mát tay. Năm nay, bác sĩ đã ngoài năm mươi tuổi, dáng người to lớn nhưng tác phong làm việc rất nhanh nhẹn. Mái tóc của bác đã điểm bạc, đôi mắt bác lấp lánh sau tròng kính trắng. Bộ áo khoác dài màu trắng tuy đã cũ nhưng rất sạch sẽ. Bàn tay của bác tuy to nhưng lại rất mềm và mát. Mỗi lần nghe giọng bác nói chuyện với bệnh nhân, em cảm tưởng như giọng nói của một người cha vừa dịu dàng, vừa ấm áp làm sao!
Sáng nào, bác cũng đến từng giường khám và theo dõi sức khỏe cho từng bệnh nhân. Bác đặt tay lên trán em, để một lúc rồi ân cần nói: “Hôm nay, cháu đỡ sốt nhiều rồi đấy. Chịu khó uống thuốc cho mau khỏi. Vài hôm nữa, cháu có thể xuất viện, trở lại đi học nhanh thôi. Đừng lo lắng gì cháu nhé!”. Rồi bác quay sang giường kế bên hỏi bạn Long bị sốt xuất huyết: “Tối qua cháu ngủ có ngon không? Có còn đắng miệng nữa không?”. Bác lật áo Long lên, áp ống nghe vào tai, vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ. Rồi bác ấn nhẹ tay lên vùng bụng, bắt mạch cho Long… Một hồi sau, thấy gương mặt bác vui vẻ hẳn lên. Bác bảo Long: “Cháu uống nhiều nước cam vào, chỉ độ vài ngày nữa là khỏi thôi”.
Cứ thế, bác sĩ Mạnh Hùng ân cần, tận tụy với tất cả mọi người, bệnh nhân hết thảy đều tin tưởng vào bác sĩ. Ai cũng nói bác sĩ xứng đáng với danh hiệu thầy thuốc như mẹ hiền.
Dàn bài
1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh em gặp người ấy và công việc của họ.
2. Thân bài:
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về công việc ấy: biết ơn, ước mơ trong tương lai,...
Bài văn
Tuần trước em bị sốt cao nên bố mẹ phải đưa đến trạm xá truyền nước. Tại đây em được cô Hạnh – một y tá của trạm chăm sóc.
Cô Hạnh có dáng người dong dỏng cao. Khuôn mặt hình trái xoan, mái tóc đen dài ngang lưng được buộc gọn gàng. Cô có đôi mắt rất sáng, tỏa ra ánh nhìn rất trìu mến. Vẻ mặt của cô luôn tươi tỉnh khiến cho ai nấy cũng phần nào lo lắng khi đến trạm. Cũng như các bác sĩ và y tác khác, cô Hạnh mặc một chiếc áo blu trắng dài đến đầu gối, trên đậu đội chiếc mũ trắng dành cho nhân viên y tế. Cô làm gì cũng nhanh nhẹn và hoạt bát, không để bênh nhân phải chờ lâu.
Khi bố mẹ đưa em đến trạm xá, em đã rất lo lắng và run sợ. Thế nhưng khi được cô Hạnh hỏi thăm em đã cảm thấy thoải mái hơn. Cô nhẹ sờ trán của em và bảo mẹ: “Cháu sốt cao đấy. Chị cho cháu nằm xuống giường đây để em cặp nhiệt kế cho cháu. Mười lăm phút sau em sẽ qua xem cháu sốt thế nào rồi xem xét tình hình để truyền cho cháu nhanh khỏi”. Sau khi dặn mẹ em xong, cô Hạnh liền sang giường bên cạnh thăm khám cho một bà cụ khác. Cô còn ngồi xuống giường xoa bóp tay chân cho cụ vì cụ nằm lâu thấy mỏi người. Nhìn cô Hạnh ân cần chăm sóc bà cụ, em cảm thấy thật quý mến cô.
Đến khi cô trở lại giường của em, cô xem nhiệt kế rồi chuẩn bị dụng cụ truyền cho em. Lúc đó em đã rất lo sợ. Cô liền bảo em quay người lại, rồi hỏi thăm việc học hành của em. Được biết em chuẩn bị thi học sinh giỏi cấp huyện cô liền nhờ em cuối tuần sang dạy Toán cho em Hưng – con trai cô chuẩn bị vào lớp Một. Vì mải nói chuyện mà em quên cả đau. Hôm ấy ra về, em thấy trong người đã khỏe hơn. Và hôm sau em đã có thể đến trường đi học bình thường.
Bây giờ nhớ lại sự ân cần của cô Hạnh, em lại càng cảm phục và yêu quý cô hơn. Nhất định Chủ nhật tuần này em sẽ sang nhà cô giúp em Hưng học Toán như đã hứa.