Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 - KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Tính giá trị trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là:

  1. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.

  2. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

  3. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.

  4. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

     Câu 2 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

  1. Phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ.

  2. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

  3. Thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.

  4. Trốn tránh việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.

     Câu 3 (0,25 điểm). Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là ...

  1. Lực lượng lao động.

  2. Ý tưởng kinh doanh.

  3. Cơ hội kinh doanh.

  4. Năng lực quản trị.

     Câu 4 (0,25 điểm). Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là gì?

  1. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.

  2. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

  3. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

  4. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

     Câu 5 (0,25 điểm). Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

  1. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

  2. Năng lực chuyên môn.

  3. Năng lực định hướng chiến lược.

  4. Năng lực nắm bắt cơ hội.

     Câu 6 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

  1. Tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam.

  2. Tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

  3. Ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.

  4. Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

     Câu 7 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với khách hàng?

  1. Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết.

  2. Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh.

  3. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

  4. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.

     Câu 8 (0,25 điểm). Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa?

  1. Dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng chị T vẫn vay tiền để mua sắm hàng hiệu.

  2. Nhằm tiết kiệm tiền, chị K đã mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sử dụng.

  3. Khi đi du lịch, anh B mua các đặc sản của địa phương đó về làm quà cho mọi người.

  4. Anh M mua ô tô để khoe với bạn bè dù nhu cầu sử dụng của bản thân không nhiều.

     Câu 9 (0,25 điểm). Ý tưởng kinh doanh giúp chủ kinh doanh định hướng được việc kinh doanh của mình như thế nào?

  1. Từ ý tưởng kinh doanh chỉ xác định được đối tượng khách hàng

  2. Từ ý tưởng kinh doanh có thể xác định được mặt hàng kinh doanh, cách thức kinh doanh, mục tiêu kinh doanh

  3. Từ ý tưởng kinh doanh chỉ xác định được các cách thức kinh doanh

  4. Từ ý tưởng kinh doanh sẽ chỉ xác định được mục tiêu muốn kinh doanh

     Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi nào trong các trường hợp dưới đây là thực hiện có đạo đức kinh doanh?

  1. Khi khách hàng phản ánh về chất lượng sản phẩm, nhân viên của Công ty X có thái độ phục vụ tiêu cực.

  2. Công ty chế biến nông sản X chèn ép giá thu mua nông sản của người dân.

  3. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định của nhà nước quy định.

  4. Công ty T tìm mọi cách để triệt hạ sản phẩm của đối thủ.

     Câu 11 (0,25 điểm). Theo em, năng lực lãnh đạo giúp cho chủ kinh doanh làm chủ được những điều gì khi thực hiện kế hoạch kinh doanh?

  1. Thiết lập được các mối quan hệ trong kinh doanh

  2. Tích lũy được nhiều kiến thức thực chiến

  3. Định hướng được chiến lược kinh doanh, nắm bắt được cơ hội kinh doanh

  4. Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà mình nhắm tới

     Câu 12 (0,25 điểm). Gia đình M có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện cho M tiếp tục học lên đại học mặc dù M rất mong muốn được đi học. Trong trường hợp này, nếu là người quen của gia đình M em sẽ lựa chọn Cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để giúp được gia đình M?

  1. Khuyên bố mẹ M nên vay tiền tín dụng hỗ trợ từ nhà nước.

  2. Khuyên bố mẹ M nên vay nặng lãi để cho M đi học.

  3. Làm ngơ vì biết bản thân không giúp được gì.

  4. Khuyên M nên đi làm kiếm tiền chứ không nên đi học nữa.

     Câu 13 (0,25 điểm). Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?

  1. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa

  2. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới

  3. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi

  4. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới

     Câu 14 (0,25 điểm). Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Thông tin. Trong xã hội truyền thống, các hộ gia đình ở Việt Nam thường có thói quen mua sắm tại chợ truyền thống. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Ngày nay, với sự đa dạng của thị trường, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh các hình thức mua bán truyền thống, số lượng người mua bán và thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng.

  1. Tính hợp lí và tính giá trị.

  2. Tính kế thừa và tính thời đại.

  3. Tính thời đại và tính hợp lí.

  4. Tính giá trị và tính kế thừa.

     Câu 15 (0,25 điểm). Thấy chị M buôn bán tốt với món xôi ngũ sắc, chị T cũng quyết định nấu một món xôi y hệt nhà chị M để bán cạnh tranh. Theo em việc kinh doanh của chị T có tạo được nhiều bước đột phá không?

  1. Chị T không tạo được nhiều đột phá vì mặt hàng của chị cũng chỉ có mỗi xôi ngũ sắc nên không thể phát triển mạnh

  2. Việc làm của chị T không phát triển mạnh mẽ được do chị T không có ý tưởng kinh doanh của riêng mình

  3. Chị T làm mất đi sự sáng tạo trong món xôi ngũ sắc nên không thể nào tạo ra được sự đột phá lớn

  4. Chị T không tạo được ra các đột phá lớn do chị T chỉ cần bán được hết số xôi hằng ngày

     Câu 16 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh?

Tình huống. Gia đình ông P đã trang bị đầy đủ thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản. Sau khi được cấp phép khai thác thủy sản trên vùng hoạt động ven bờ, anh K (con trai ông P) đã đề xuất dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, ông P không đồng ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây.

  1. Ông P.

  2. Anh K.

  3. Ông P và anh K.

  4. Không có nhân vật nào.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Đạo đức kinh doanh là gì? Em hãy nêu những biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

     Câu 2 (2,0 điểm). Theo em, việc tiêu dùng đó có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của đất nước?

 Câu 3 (1,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Ý tưởng kinh doanh muốn thành công phải là ý tưởng mới hoàn toàn, chưa có người kinh doanh nào nghĩ ra ý tưởng đó.

b. Ý tưởng kinh doanh là xương sống của kế hoạch kinh doanh.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

C

B

C

D

D

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

C

C

A

B

B

B

A

 B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.

1,0 điểm

Đạo đức kinh doanh biểu hiện thông qua một số phẩm chất đạo đức trong kinh doanh:

  • Trách nhiệm: hoàn thành tốt nhiệm vụ; tạo giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội, tuân thủ pháp luật, tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

  • Trung thực: giữ chữ tín trong kinh doanh, công bằng, liêm chính.

  • Nguyên tắc: thực hiện đúng quy định của đơn vị, đảm bảo bí mật.

  • Tôn trọng con người, tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối thủ cạnh tranh.

  • Gắn kết các lợi ích: gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.

2,0 điểm

Câu 2

(2,0 điểm)

Tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Cụ thể:

Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

0,25 điểm

 

0,5 điểm

Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

0,75 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học, bày tỏ quan điểm với các ý kiến:

a. Không đồng tình. Vì:

  • Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

  • Trong kinh doanh, ý tưởng kinh doanh không nhất thiết phải là ý tưởng mới hoàn toàn; mà chúng ta có thể cải tiến trên cơ sở ý tưởng kinh doanh đã có trước đó.

0,5 điểm

b. Đồng tình. Vì: 

  • Ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh. 

  • Trên cơ sở xây dựng được ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo, các chủ thể kinh tế mới có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho việc sản xuất, kinh doanh của mình, để có thể thu được lợi nhuận, duy trì được lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai.

0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC 

CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

6. Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

1

 

1

 

3

 

 

1

5

1

2,25

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

7. Đạo đức kinh doanh

2

1

1

 

3

 

 

 

6

1

4,5

CHƯƠNG 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

8. Văn hóa tiêu dùng

1

 

2

1

2

 

 

 

5

1

3,25

Tổng số câu TN/TL

4

1

4

1

8

0

0

1

16

3

10,0 

Điểm số

1,0

3,0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

4,0

6,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

5

1

 

 

Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm cơ hội kinh doanh.

1

 

C3

 

Thông hiểu

Xác định được năng lực định hướng chiến lược kinh doanh.

1

 

C5

 

Vận dụng

- Nắm rõ được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh.

- Phân tích được vai trò của năng lực lãnh đạo đối với thực hiện kế hoạch kinh doanh.

- Xác định được vai trò của ý tưởng kinh doanh trong các trường hợp cụ thể.

3

 

C9, C11, C15

 

Vận dụng cao

Bày tỏ được quan điểm đồng tình/ không đồng tình với các ý kiến.

 

1

 

C3 (TL)

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

6

1

 

 

Bài 7: Đạo đức kinh doanh

Nhận biết

- Nhận biết được biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

- Nhận biết được biểu hiện của đạo đức kinh doanh giữa chủ thể sản xuất và người lao động.

- Nêu được khái niệm đạo đức kinh doanh và biểu hiện của nó.

2

1

C2, C4

C1 (TL)

Thông hiểu

Chỉ ra được biểu hiện không phải là đạo đức kinh doanh.

1

 

C7

 

Vận dụng

- Biết được trường hợp thực hiện có đạo đức kinh doanh.

- Khuyến khích mọi người thực hiện những hành vi có đạo đức kinh doanh.

- Biết được những việc làm có ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh.

3

 

C10, C12, C16

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

VĂN HÓA TIÊU DÙNG

5

1

 

 

Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Nhận biết

Nhận biết được biểu hiện của tính giá trị trong văn hóa tiêu dùng.

1

 

C1

 

Thông hiểu

- Nhận biết được nội dung không phản ánh đúng trách nhiệm của Nhà nước trong xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt.

- Xác định được hành vi tiêu dùng có văn hóa.

- Xác định được vai trò của tiêu đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

2

1

C6, C8

C2 (TL)

Vận dụng

- Giải thích được lí do vì sao văn hóa tiêu dùng Việt có tính di động.

- Xác định được các đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt trong các trường hợp cụ thể.

2

 

C13, C14

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối, đề kiểm tra cuối kì 1 Kinh tế và pháp luật 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com