Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối ( đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối ( đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 - KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là?

  1. tính giá trị.

  2. tính độc đáo.

  3. tính lãng phí.

  4. tính khôn vặt.

     Câu 2 (0,25 điểm). Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần

  1. khuyến khích, cổ vũ.

  2. lên án, ngăn chặn.

  3. thờ ơ, vô cảm.

  4. học tập, noi gương.

     Câu 3 (0,25 điểm). Ý tưởng kinh doanh nội tại được xuất phát từ đâu?

  1. Từ một nhu cầu mới chưa được đáp ứng

  2. Lợi thế cạnh tranh

  3. Thuận lợi về vị trí triển khai

  4. Xuất phát từ đam mê

     Câu 4 (0,25 điểm). Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh được gọi là gì?

  1. ý tưởng kinh doanh.

  2. cơ hội kinh doanh.

  3. mục tiêu kinh doanh.

  4. đạo đức kinh doanh.

     Câu 5 (0,25 điểm). Năng lực nào không đúng trong những năng lực cần thiết cho người kinh doanh?

  1. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

  2. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

  3. Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh.

  4. Năng lực giảng dạy

     Câu 6 (0,25 điểm). Nhận định nào không đúng?

  1. Thông qua hoạt động sản xuất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

  2. Hoạt động tiêu dùng không có vai trò gì đối với hoạt động sản xuất.

  3. Hoạt động sản xuất là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của đời sống xã hội.

  4. Quan hệ phân phối không phù hợp có thể cản trở sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.

     Câu 7 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động?

  1. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.

  2. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

  3. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

  4. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.

     Câu 8 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

  1. Tính hợp lí.

  2. Tính kế thừa.

  3. Tính thời đại.

  4. Tính lãng phí.

     Câu 9 (0,25 điểm). Vì sao việc xây dựng được ý tưởng kinh doanh lại cần thiết?

  1. Tạo ra được các sản phẩm kinh doanh mang tính đại trà

  2. Để có thể duy trì được sản phẩm kinh doanh mang tính lâu dài, có tính hấp dẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận

  3. Để dễ dàng thay đổi các mặt hàng kinh doanh một cách nhanh chóng

  4. Để không phải tính toán đến việc duy trì sản phẩm lâu dài

     Câu 10 (0,25 điểm). Việc cố ý làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của người khác vi phạm vào điều gì trong việc kinh doanh?

  1. Tổn hại đến đạo đức kinh doanh

  2. Tổn hại đến uy tín làm việc

  3. Làm mọi người bị mất niềm tin vào doanh nghiệp

  4. Doanh nghiệp bị đánh giá thấp

     Câu 11 (0,25 điểm). Để có được ý tưởng kinh doanh cho mình, anh H đã tham gia rất nhiều các hội thảo, đọc nhiều tài liệu liên quan tới ngành nghề mà mình đang có ý định kinh doanh. Theo em việc làm của anh H có ý nghĩa như thế nào đối với công việc kinh doanh của anh sau này?

  1. Anh H là một người có tư duy học hỏi, sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích về áp dụng trong doanh nghiệp.

  2. Anh H sẽ có được các bí quyết để kiếm được nhiều lợi nhuận từ thực hiện ý tưởng kinh doanh đó.

  3. Anh H muốn học hỏi và lấy những sáng kiến hay về kinh doanh sản phẩm đó để áp dụng cho mình.

  4. Anh H muốn thu hút mọi người cùng chung vốn và khởi nghiệp cùng mình.

     Câu 12 (0,25 điểm). Vì sao việc giữ chữ tín là cần thiết trong kinh doanh?

  1. Việc giữ chữ tín đem lại nhiều lợi ích hơn trong kinh doanh

  2. Vì giữ chữ tín giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn khách hàng

  3. Vì việc làm ăn còn phải tiếp diễn dài nếu không có chữ tín sau này sẽ rất khó đàm phán được với đối tác, khách hàng

  4. Vì đó là một quy chuẩn mà bất kì ai kinh doanh cũng phải thực hiện theo

     Câu 13 (0,25 điểm). Vai trò của tiêu dùng có ảnh hưởng như thế nào?

  1. Văn hoá tiêu dùng ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất và kinh doanh của các cá nhân, đặc biệt là chiến lược sản phẩm.

  2. Văn hoá tiêu dùng ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất và kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược sản phẩm.

  3. Văn hoá tiêu dùng sáng tạo chiến lược sản xuất và kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược sản phẩm.

  4. Văn hoá tiêu dùng ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất và kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược marketing

     Câu 14 (0,25 điểm). Đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?

Thông tin. Trước đây, sống trong môi trường rủi ro và tự cấp, tự túc, người Việt hình thành tính cách cần cù, chăm chỉ đi đôi với tiết kiệm. Dù nền kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển ở Việt Nam nhiều năm nhưng văn hoá tiết kiệm vẫn còn thể hiện khá rõ trong quá trình tiêu dùng của người dân, đặc biệt là cư dân ở nông thôn.

  1. Tính kế thừa.

  2. Tính giá trị.

  3. Tính thời đại.

  4. Tính hợp lí.

     Câu 15 (0,25 điểm). Trường hợp: Anh D là chuyên viên phòng kinh doanh của một công ty văn phòng phẩm. Gần nhà anh mới khánh thành trường phổ thông liên cấp. Anh D liền có ý tưởng sẽ mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại nhà.

Ý tưởng kinh doanh của anh D bắt nguồn từ những lợi thế nội tại nào?

  1. Trường phổ thông liên cấp được mở gần nhà.

  2. Có sự hiểu biết về văn phòng phẩm và có đầu mối cung cấp nguồn hàng hóa chất lượng tốt.

  3. Quen biết nhiều học sinh của trường học

  4. Có nguồn vốn lớn và mối quan hệ rộng

     Câu 16 (0,25 điểm). Biết gia đình ông T đang cần tiền để mở cửa hàng kinh doanh, anh Q liền giới thiệu cho ông chỗ vay tín dụng đen thủ tục nhanh, gọn không phức tạp như vay ở ngân hàng. Nếu là người nhà của ông T em sẽ lựa chọn Cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

  1. Khuyên ông T nên nghe theo lời gợi ý từ anh Q.

  2. Khuyên ông T nên vay ở ngân hàng để đảm bảo an toàn.

  3. Làm ngơ vì việc kinh doanh nên do ông T quyết định.

  4. Khuyên ông T không nên kinh doanh khi chưa có đủ số tiền.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Thế nào là cơ hội kinh doanh? Ý tưởng kinh doanh được xác định là gì? Để đánh giá cơ hội kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần dựa vào những tiêu chí nào?

     Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

a. Khi doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh thì lợi ích của doanh nghiệp sẽ thống nhất với lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

b. Chỉ cần chủ doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh, còn người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp thì không cần.

 Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy liệt kê các hành vi tiêu dùng chưa có văn hóa của học sinh và nêu biện pháp để khắc phục.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

D

D

D

B

D

D

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

A

A

C

B

A

B

B

 B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Cơ hội kinh doanh là sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Cơ hội kinh doanh có thể xuất hiện từ bên ngoài nhưng cũng có khi do chính chủ thể kinh doanh chủ động tạo ra.

1,0 điểm

Ý tưởng kinh doanh được xác định là cơ hội kinh doanh khi có tính bền vững, vững, đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể duy trì sản phẩm lâu dài, có tính hấp dẫn khi đảm bảo mang lại lợi nhuận và có tính cơ hội khi thời điểm kinh doanh phù hợp.

1,0 điểm

Chủ thể kinh doanh cần dựa trên 4 tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đánh giá, khẳng định đây có phải là cơ hội kinh doanh tốt, lấy đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát huy các điểm mạnh, khai thác cơ hội đồng thời khắc phục điểm yếu và vượt qua thách thức để kinh doanh thành công.

1,0 điểm

Câu 2

(2,0 điểm)

Liên hệ kiến thức đã học về đạo đức kinh doanh, đưa ra quan điểm về các ý kiến:

a. Ý kiến đúng, vì: việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ đem đến nhiều lợi ích lớn đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

1,0 điểm

b. Ý kiến sai, vì: chủ doanh nghiệp, người lao động và nhân viên trong doanh nghiệp đều cần thực hiện đạo đức kinh doanh.

1,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

HS vận dụng hiểu biết, thực tế để liệt kê các hành vi tiêu dùng chưa có văn hóa của học sinh và biện pháp khắc phục:

- Một số hành vi tiêu dùng chưa có văn hóa của học sinh:

+ Mua quá nhiều hàng hóa/ dịch vụ trong khi không có/có ít nhu cầu sử dụng.

+ Thói quen “sính dùng hàng ngoại” để thể hiện “đẳng cấp”.

+ Tiêu dùng nhiều các mặt hàng: thức ăn nhanh; đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, bày bán trên vỉa hè, lề đường, cổng trường,… (ví dụ: xúc xích, cá viên chiên, bánh tráng trộn,…)

 

 

 

0,5 điểm

- Biện pháp khắc phục:

+ Tuyên truyền, giáo dục để các bạn học sinh nâng cao nhận thức trong việc tiêu dùng có văn hóa; cân nhắc, lựa chọn sản phẩm tiêu dùng phù hợp, đảm bảo sức khỏe…

+ Mỗi bạn học sinh cần xây dựng và rèn luyện cho mình những thói quen tiêu dùng hợp lí, ví dụ như: chỉ mua những mặt hàng cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng và trong khả năng chi trả của bản thân; ưu tiên sử dụng các hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam,…

0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC 

CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

6. Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

1

1

1

 

3

 

 

 

5

1

4,25

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

7. Đạo đức kinh doanh

2

 

1

1

3

 

 

 

6

1

3,5

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

8. Văn hóa tiêu dùng

1

 

2

 

2

 

 

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

4

1

4

1

8

0

0

1

16

3

10,0 

Điểm số

1,0

3,0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

4,0

6,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

5

1

 

 

Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Nhận biết

- Nhận biết được ý tưởng kinh doanh nội tại xuất phát từ đâu.

- Nhận biết được thế nào là cơ hội kinh doanh; cách xác định ý tưởng kinh doanh và các tiêu chí để đánh giá cơ hội kinh doanh

1

1

C3

C1 (TL)

Thông hiểu

Xác định được năng lực cần thiết cho người kinh doanh.

1

 

C5

 

Vận dụng

- Hiểu được sự cần thiết trong việc xây dựng ý tưởng kinh doanh cần thiết.

- Phân tích được ý tưởng kinh doanh trong trường hợp cụ thể.

- Xác định được lợi thế nội tại trong trường hợp.

3

 

C9, C11, C15

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

6

1

 

 

Bài 7: Đạo đức kinh doanh

Nhận biết

- Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.

- Nêu được khái niệm đạo đức kinh doanh.

2

 

C2, C4

 

Thông hiểu

- Xác định được ý kiến đúng/ sai liên quan đến đạo đức kinh doanh.

1

1

C7

C2 (TL)

Vận dụng

- Biết được những việc làm gây tổn hại đến đạo đức kinh doanh.

- Giải thích được lí do vì sao việc giữ chữ tín cần thiết trong kinh doanh.

- Vận động được mọi người xung quanh thực hiện đạo đức kinh doanh.

3

 

C10, C12, C16

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

VĂN HÓA TIÊU DÙNG

5

1

 

 

Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Nhận biết

Nhận biết được đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

1

 

C1

 

Thông hiểu

- Xác định được nhận định không đúng về hoạt động sản xuất.

- Tìm ra được nội dung không phải đặc điểm của văn hóa tiêu dùng Việt.

2

 

C6, C8

 

Vận dụng

- Chỉ ra được vai trò của tiêu dùng.

- Xác định được đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng người Việt ở thông tin, trường hợp cụ thể.

2

 

C13, C14

 

Vận dụng cao

Liệt kê được các hành vi tiêu dùng chưa có văn hóa của học sinh và nêu biện pháp để khắc phục.

 

1

 

C3 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối, đề kiểm tra cuối kì 1 Kinh tế và pháp luật 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net