A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,25 điểm). Mỹ tiến hành xâm lược Phi – líp – pin với duyên cớ gì?
A. Gây cuộc chiến tranh Tây Ban Nha để xâm chiếm Phi – líp – pin.
B. Mượn cớ “giúp đỡ” nhân dân Phi – líp – pin chống Tây Ban Nha.
C. Cùng với Tây Ban Nha xâm lược Phi – líp – pin.
D. Mượn cớ Tây Ban Nha xâm lược Phi – líp – pin mang quân đánh Tây Ban Nha sau đó chiếm Phi – líp – pin.
Câu 2 (0,25 điểm). Ở Đông Nam Á hải đảo, năm 1945 diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Phi – líp – pin tuyên bố độc lập.
B. In – đô – nê – xi – a tuyên bố độc lập năm 1945.
C. Một số nước được trao trả độc lập.
D. Phi – líp – pin và Miến Điện được trao trả độc lập.
Câu 3 (0,25 điểm). Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm là:
A. phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.
B. khuynh hướng tư sản phát triển và giành được thắng lợi ở các nước.
C. khuynh hướng vô sản phát triển và giành được thắng lợi ở các nước.
D. đấu tranh bằng phương pháp hòa bình đối với các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.
Câu 4 (0,25 điểm). Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, cuộc kháng chiến nào không thành công ở thế kỉ XV?
A. Kháng chiến chống quân Tống.
B. Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.
C. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
D. Kháng chiến chống thực dân Pháp của triều Nguyễn.
Câu 5 (0,25 điểm). Hội thề ở Lũng Nhai năm 1416 của khởi nghĩa Lam Sơn là hội thề:
A. nguyện đi theo Lê Lợi để tiến hành khởi nghĩa Lam Sơn.
B. nguyện cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh.
C. nguyện một lòng đánh giặc cứu nước.
D. quyết tâm khởi nghĩa giành thắng lợi, buộc quân Minh phải rút về nước.
Câu 6 (0,25 điểm). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây:
“Nghe tin hai đạo viên binh Liễu Thăng, Mộc Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương thông ở … vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận … Để an toàn rút quân về nước”.
A. Đông Quan – đầu hàng không điều kiện.
B. Chi Lăng – thua đau.
C. Đông Quan – mở hội thề Đông Quan.
D. Xương Giang – mở hội thề Đông Quan
Câu 7 (0,25 điểm). Vì sao quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh xâm lược Đại Việt vào cuối năm 1788?
A. Thực hiện kế vườn không nhà trống.
C. Do nhân dân Thăng Long không ủng hộ Tây Sơn.
D. Do cần tập trung đánh Nguyễn Ánh ở phía Nam.
Câu 8 (0,25 điểm). Chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm được vua Ra – ma V xây dựng theo mô hình ở đâu?
A. Ở châu Á. | B. Ở Nhật Bản | C. Ở Trung Quốc. | D. Ở châu Âu |
Câu 9 (0,25 điểm). Các nước thuộc địa của Pháp trên bán đảo Đông Dương giành độc lập bằng con đường nào?
A. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.
B. Trải qua cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài, gian khổ.
C. Đấu tranh quân sự kết hợp với ngoại giao.
D. Chủ yếu bằng con đường cách mạng bạo lực.
Câu 10 (0,25 điểm). Đầu thế kỉ XX, Chính phủ Xiêm kí một số hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam – pu – chia. Mã Lai cho Pháp, Anh để làm gì?
A. Để bảo vệ nền độc lập của nước mình.
B. Để thiết lập quan hệ ngoại giao với Anh, Pháp.
C. Để trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.
D. Để tránh sự xâm chiếm của Anh và Pháp đối với Xiêm.
Câu 11 (0,25 điểm). Cho đoạn trích: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi, đồng lòng anh em hòa thuận, cả nước góp sức… nên giặc phải bó tay chịu hàng” (Trần Quốc Tuấn căn dặn vua Trần Anh Tông, năm 1300). Câu nói trên của Trần Quốc Tuấn căn dặn nhà vua điều gì?
A. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, từ dòng tộc đến nhân văn.
B. Phát huy truyền thống yêu lao động sản xuất để đánh giặc giữ nước.
C. Sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống yêu lao động sản xuất.
C. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân Mông – Nguyên có thể áp dụng về sau.
Câu 12 (0,25 điểm). Trong các sự kiện lịch sử dưới đây, sự kiện nào gắn với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
A. Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra ở Giao Châu.
B. Từ căn cứ khởi nghĩa ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa).
C. Đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
D. Đánh đuổi quân Hán, lên ngôi vua, dựng quyền tự chủ.
Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung chính trong chính sách cải cách của Hồ Qúy Ly năm 1401?
A. Ban hành chính sách hạn nô.
B. Định quan chế và hình luật.
C. Lập sổ hộ khẩu.
D. Ban hành chính sách thuế mới.
Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là ưu điểm của chính sách hạn điền, hạn nô trong cải cách của Hồ Qúy Ly?
A. Giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc.
B. Hạn chế kinh tế điền trang, thái ấp.
C. Hạn chế chế độ bóc lột nông nô, nô tì của tầng lớp quý tộc Trần.
D. Tăng cường lực lượng nông nô và nô tì để sung vào quân đội.
Câu 15 (0,25 điểm). Năm 1401, nhà Hồ:
A. giảm thiểu chiếm hữu nô lệ, kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
B. tăng cường sở hữu gia nô, chủ gia nô chỉ được có một số nô tì nhất định.
C. kiểm soát gia nô và nô tì trên cả nước.
D. hạn chế sở hữu gia nô, chủ gia nô chỉ được có một số nô tì nhất định.
Câu 16 (0,25 điểm). Chính sách “chia để trị” ;à phương thức phổ biến của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á nhằm:
A. gây mất đoàn kết giữa các dân tộc ở Đông Nam Á.
B. gây mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Nam Á.
C. chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
D. gây mâu thuẫn giữa các nước Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa.
Câu 17 (0,25 điểm). Một trong những nguyên nhân chủ quan nào cơ bản nhất khiến Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây?
A. Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.
B. Đông Nam Á giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
C. Đông Nam Á có hệ thống đường biển dài nối liền các châu lục.
D. Đông Nam Á có nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 18 (0,25 điểm). Thành Tây Đô (Thanh Hóa) gắn liền với sự kiện nào dưới đây?
A. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà Trần với lực lượng của Hồ Qúy Ly.
B. Hồ Qúy Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ.
C. Hồ Qúy Ly thực hiện biện pháp tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
D. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, Hồ Qúy Ly cho gấp rút xây dựng thành nhà Hồ.
Câu 19 (0,25 điểm). Nhận định nào dưới đây đúng với Hồ Qúy Ly?
A. Là một nhà cải cách toàn diện nhưng còn hạn chế.
B. Là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo.
C. Là một nhà cải cách lớn nhưng chưa thận trọng.
D. Là một nhà cải cách tiến bộ và kiên định.
Câu 20 (0,25 điểm). Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, kinh tế Đại Việt diễn ra tình trạng nào sau đây?
A. Mất mùa, đói kém diễn ra thường xuyên; ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.
B. Vua quan, địa chủ chiếm đoạt ruộng đất công trên quy mô lớn; ruộng đất bị thu hẹp.
C. Hạn hán, bão, lụt, vỡ đê diên ra ở khắp ở các địa phương trên cả nước.
D. Các cuộc khởi nghĩa của nô lệ diễn ra liên tục trên quy mô lớn.
Câu 21 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế được nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Một trong các lí do nào dưới đây là đúng?
A. Nhà Lương thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc ta.
B. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân.
C. Nhân dân ta bị đói khổ nên căm thủ quân xâm lược nhà Lương.
D. Nhà Lương đóng thuế nặng vào nền kinh tế của ta.
Câu 22 (0,25 điểm). Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.
C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.
D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
Câu 23 (0,25 điểm). Trần Thánh Tông và Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy trận quyết chiến nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285?
A. Trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
B. Trận Vân Đồn – Cửa Lục, Bạch Đằng (Quảng Ninh).
C. Trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội).
D. Trận Tây kết, Hàm Tử (Hưng yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội).
Câu 24 (0,25 điểm). Sự kiện nào dưới đây biểu hiện phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây nổ ra từ rất sớm ở In – đô – nê – xi – a?
A. Khởi nghĩa của Đi – pô – nê – gô – rô chống thực dân Hà Lan nổ ra sớm nhất ở In – đô – nê – xi – a.
B. Cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan đã bùng nổ mãnh mẹ ở In – đô – nê – xi – a.
C. Đảng Cộng sản In – đô – nê – xi – a được thành lập sớm nhất ở Đông Nam Á.
D. Đầu thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha đã nổ ra In – đô – nê – xi – a.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
Câu 2 (2,0 điểm). Hãy lí giải vì sao trong cùng bối cảnh, Vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không thành công.
Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Hồ Qúy Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao? Sưu tầm thềm tư liệu từ sách, báo và internet để tìm dẫn chứng chứng minh cho ý kiến của em.
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | B | A | B | C | C | A | D |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
B | A | A | D | D | D | D | C |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
A | C | B | A | B | C | D | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,0 điểm) | Vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam: - Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa, chống xâm lược, có vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẽn lãnh thổ của Tổ quốc, là quyết định sự tổn vong của dân tộc Việt Nam, có tác động to lớn đến tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước. Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất xã hội, để lại nhiều bài học lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. |
0,5 điểm |
- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiến cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, tổ tiên ta đã viết nên những trang sử vẻ vang, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, mưu trí, sáng tạo của con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, lòng tự hảo dân tộc. |
0,5 điểm | |
Câu 2 (2,0 điểm) | Trong cùng bối cảnh, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không thành công, vì: - Thứ nhất, sự khác biệt về vị thế, tiềm lực của vương triều Chakri (ở Xiêm) và triều Nguyễn (ở Việt Nam). + Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Xiêm đã được xây dựng và củng cố từ giữa thế kỉ XVIII. Nhìn chung, trong thời gian trị vì của vua Ra – ma I đến Ra – ma V tình hình chính trị - xã hội ở Xiêm tương đối ổn định. + Ở Việt Nam, nhà Nguyễn ra đời vào đầu thế kỉ XIX; tình hình chính trị - xã hội của đất nước không ổn định do triều Nguyễn thường xuyên phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa nông dân. Tính chung từ đầu thời Gia Long (năm 1802), đến thời Tự Đức (1862), ở Việt Nam đã diễn ra khoảng 405 cuộc nổi dạy của nhân dân chống lại triều đình. |
0,5 điểm
|
- Thứ hai, khác biệt về tiền đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: + Những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục của vương quốc Xiêm so với Việt Nam vào thế kỉ XIX có nhiều thuận lợi hơn cho việc hình thành, phát triển và thực hiện các chủ trương cải cách. + Mặc dù cả Xiêm và Việt Nam đều là chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng so với Việt Nam, xã hội Xiêm là một xã hội thống nhất, cởi mở hơn. Tuy nền kinh tế của hai nước đều lấy canh tác nông nghiệp làm cơ sở phát triển, nhưng yếu tố hàng hóa, thị trường ở Xiêm phát triển mạnh hơn nhiều ở Việt Nam. |
0,5 điểm | |
- Thứ ba, khác biệt về lực lượng tiến hành cải cách. + Ở Xiêm: các nhà vua Thái Lan và các quan chức cao cấp trong bộ máy hành chính, vừa là những người chủ xướng đưa ra ý tưởng cải cách, canh tân đất nước, vừa là những người có quyền lực để thực thi những chủ trương đó. + Ở Việt Nam: lực lượng đề xướng cho trào lưu cải cách, canh tân đất nước là một số ít quan lại, nho sĩ tiến bộ, thức thời. Những nhà cải cách ở Việt Nam không phải là người nắm giữ quyền lực tối cao của đất nước. Bên cạnh đó, trào lưu cải cách ở Việt Nam cũng không nhận được sự ủng hộ của triều Nguyễn. |
0,5 điểm | |
- Thứ tư, sự khác biệt trong thái độ ứng phó với thực dân phương Tây. + Ở Xiêm: triều đình Xiêm đã có nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực và quốc tế, biết tận dụng một cách triệt để thời cơ, biết khai thác mâu thuẫn giữa các đối thủ, biết hy sinh những lợi ích trước mắt, phục vụ cho những mục tiêu lâu dài (chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắ một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của mình). + Ở Việt Nam: trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến; phạm nhiều sai lầm trong đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao. Nội bộ triều Nguyễn đã có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến (phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình). |
0,5 điểm | |
Câu 3 (1,0 điểm) | Đồng ý với ý kiến cho rằng: “Hồ Qúy Ly là một cỉa cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. | 0,25 điểm |
Giải thích: - Trong khoảng thời gian nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, Hồ Qúy Ly đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… - Những biện pháp đó nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội Đại Việt, hạn chế quyền lực của tầng lớp quý tộc, đặc biệt là quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung vững mạnh. - Những cải cách của ông tương đối toàn diện và thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, quốc phòng đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục với mong muốn là đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Ông có tầm nhìn, năng lực và quyết đoán, Chính sách cải cách thu được những kết quả nhất định song vẫn còn một số hạn chế, táo bạo. |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á | 3 |
| 2 |
|
| 1 |
|
| 5 | 1 | 3,25 |
Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á | 2 |
| 2 |
|
|
|
|
| 4 | 0 | 1,0 |
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam | 2 | 1 | 2 |
|
|
|
|
| 4 | 1 | 2,0 |
Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) | 2 |
| 3 |
|
|
|
|
| 5 | 0 | 1,5 |
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ | 3 |
| 3 |
|
|
|
| 1 | 6 | 1 | 2,25 |
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 | 12 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 24 | 3 | 10,0 |
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 0 | 2,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
I. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á | 9 | 1 | ||||
Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á | Nhận biết | - Nhận biết duyên cớ Mỹ tiến hành xâm lược Phi – líp – pin. - Nhận biết biểu hiện phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây nổ ra rất sớm ở In – đô – nê – xi – a. - Nhận biết mô hình mà chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm mà vua Ra – ma V xây dựng. | 1
1
1
|
| C1
C24
C8 | |
Thông hiểu | - Tìm hiểu nguyên nhân vua Ra – ma kí một số hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam – pu – chia cho Anh, Pháp. - Tìm hiểu nguyên nhân chủ quan cơ bán khiến Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây. | 1
1 |
| C10
C17 | ||
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
| |||
Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á | Nhận biết | - Nhận biết sự kiện diễn ra ở Đông Nam Á hải đảo năm 1945. - Nhận biết con đường giành độc lập của các nước thuộc địa của Pháp trên bán đảo Đông Dương. | 1
1 |
| C2
C9 | |
Thông hiểu | - Tìm hiểu mục đích chính sách “chia để trị” là phương thức phổ biến của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. - Tìm hiểu đặc điểm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. | 1
1 |
| C16
C3 | ||
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945) |
|
|
|
| ||
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam | Nhận biết | - Nhận biết Trần Thánh Tông và Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy trận quyết chiến nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285. - Nhận biết cuộc kháng chiến không thành công trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. | 1
1 |
| C23
C4 |
|
Thông hiểu | - Cho đoạn trích và đọc câu hỏi. - Tìm hiểu nguyên nhân Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa. | 1
1 |
| C11
C22 |
| |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) | Nhận biết | - Nhận biết vai trò của Hội thề ở Lũng Nhai ở năm 1416. - Nhận biết sự kiện gắn với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. | 1
1 |
| C5
C12 |
|
Thông hiểu | - Tìm hiểu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lý Nam Đế được nhân dân và hào kiệt khắp nơi được hưởng ứng. - Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. - Tìm hiểu nguyên nhân quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh xâm lược Đại Việt vào cuối năm 1788. | 1
1
1 |
| C21
C6
C7 |
| |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
III. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) |
|
|
|
| ||
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ | Nhận biết | - Nhận biết tình trạng kinh tế Đại Việt từ những năm 40 của thế kỉ XIV. - Nhận biết cải cách của nhà Hồ năm 1401. - Nhận biết thành Tây Đô (Thanh Hóa) gắn liền với sự kiện nào. | 1
1
1 |
| C20
C15
C18 |
|
Thông hiểu | - Tìm nhận định đúng với Hồ Qúy Ly. - Tìm nội dung không phải là ưu điểm của chính sách hạn điền, hạn nô trong cải cách của Hồ Qúy Ly. - Tìm nội dung không phải nội dung trong chính sách cải cách của Hồ Qúy Ly năm 1401. | 1
1
1 |
| C19
C14
C13 |
| |
Vận dụng |
|
|
|
|
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|