Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 11 cánh diều ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 - CÁNH DIỀU

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,25 điểm). Sau gần 150 năm là thuộc đại của Anh, Xin – ga – po chỉ là: 

A. một đất nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển.    

B. một hải cảng trung chuyển hàng hóa.   

C. một đất nước hoàn toàn lệ thuộc vào sự giúp đỡ bên ngoài.    

D. một quốc gia cần trợ giúp công ăn việc làm cho người lao động.      

Câu 2 (0,25 điểm). Từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, các nước Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia đã làm gì để đưa đất nước phát triển? 

A. Từng bước áp dụng cơ chế định hướng xã hội chủ nghĩa. 

B. Từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.   

C. Đẩy nhanh việc thực hiện phát triển công nghiệp và nông nghiệp. 

D. Từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa.    

Câu 3 (0,25 điểm). Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi năm 1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia tuyên bố độc lập là do

A. ba nước này chớp được thời cơ Nhật đầu hàng Đồng Minh.

B. ba nước này đề có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

C. ba nước này có quá trình chuẩn bị cho khởi nghĩa chu đáo, kỹ lưỡng.

D. kẻ thù thống trị ở ba nước này thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 4 (0,25 điểm). Có hai trận quyết chiến diễn ra ở sông Bạch Đằng vào thế kỉ X, đó là hai trận quyết chiến nào? 

A. trận Bạch Đằng của Ngô Quyền (938) và trận Bạch Đằng của Lê Hoàn (981). 

B. trận Bạch Đằng của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng của Trần Quốc Tuân.   

C. trận Bạch Đằng của Lê Hoàn và của Lý Thường Kiệt. 

D. trận Bạch Đằng của Lê Hoan và của quân dân nhà Trần.   

Câu 5 (0,25 điểm). Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, nhóm các nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại là do

A. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh lan rộng đến khu vực.

B. tầng lớp nhân dân trong nước biểu tình phản đối yêu cầu thay đổi.

C. chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế.

D. xu thế hợp tác giữa các nước trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Câu 6 (0,25 điểm). Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào gắn với nguyên nhân thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV? 

A. Không đoàn kết được toàn dân kháng chiến.  

B. Không chú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự.      

C. Không xây dựng được lực lượng quân đội chính quy. 

D. Không chú trọng trong thế trận phòng ngự.   

Câu 7 (0,25 điểm). Khởi nghĩa Bà Triệu đã : 

A. lật đổ chính quyền đô hộ nhà Ngô.  

B. làm cho chính quyền nhà Ngô suy yếu.  

C. làm cho chính quyền nhà Ngô bị rung chuyển.  

D. Lục Dận bị thất bại phải rút quân về nước. 

Câu 8 (0,25 điểm). Sự kiện nào mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858)?

A. Liên quan Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.   

B. Quân Pháp chiếm thành Gia Định. 

C. Liên quan Pháp – Tây Ban Nha nổ súng, tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).   

D. Quan Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa (Gia Định).    

Câu 9 (0,25 điểm). Trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ, thực dân Pháp mới hoàn thành việc xâm chiếm được các nước nào ở Đông Nam Á?

A. Ba nước trên bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia).  

B. Việt Nam, Cam – pu – chia, Miến Điện.    

C. Việt Nam, In – đô – nê – xi – a, Ma – lai – xi – a.   

D. Các nước Đông Nam Á lục địa.    

Câu 10 (0,25 điểm). Biến các nước Đông Nam Á thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, phục vụ lợi ích cho chính quốc. Đó là:

A. chính sách cai trị về chính trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. 

B. chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.     

C. chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.   

D. chính sách bóc lột của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.     

Câu 11 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?  

A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.    

B. Tranh chấp lãnh thổ.   

C. Tranh chấp biên giới.    

D. Gắn kết khu vực với thế giới.    

Câu 12 (0,25 điểm). Kế sách “vườn không nhà trống” được nhà TrẦN thực hiện ở đâu trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258?

A. Tại Đông Bộ Đầu (Hà Nội).  

B. Tại Bình Lê Nguyên (Vĩnh Phúc).   

C. Tại Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội). 

D. Tại Thăng Long. 

Câu 13 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) do Lê Lợi lãnh đạo là: 

A. một cuộc khởi nghĩa dân tộc.   

B. một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. 

C. một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. 

D. một cuộc chiến tranh nhân dân.  

Câu 14 (0,25 điểm). Tình trạng nào sau đây thể hiện sự suy yếu về chính trị của nhà Trần nửa sau thế kỉ XIV?

A. Tầng lớp quý tộc suy thoái, xuất hiện các cuộc khởi nghĩa nô lệ.   

B. Chính quyền địa phương khủng hoảng, hạn hán, mất mùa diễn ra thường xuyên.  

C. Quan hệ với Chăm – pa và nhà Minh trở nên căng thẳng, mất mùa diễn ra thường xuyên.  

D. Triều chính bị gian thần lũng đoạn; việc nước không còn được quan tâm.    

Câu 15 (0,25 điểm). Một trong những công trình kiến trúc cuối thế kỉ XIV bằng đá độc đáo nhất của Việt Nam và thế giới, được UNESCO ghi danh: 

A. Lũy Trường Dực.  

B. Lũy Bán Bích.  

C. Thành nhà Hồ. 

D. Kinh thành Huế.    

Câu 16 (0,25 điểm). Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biên thành thuộc địa vì: 

A. thực hiện chính sách ngoại giao cứng rắm với các nước đế quốc.    

B. thực hiện chính sách dựa vào các nước tư bản phương Tây.  

C. tiến hành cải cách để phát triển đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.  

D. chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp.    

Câu 17 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải là kết quả của cuộc cải cách (1861 – 1910) oqr Xiêm? 

A. Mở ra giai đoạn phát triển toàn diện cho đất nước Xiêm.      

B. Góp phần bảo vệ được nền độc lập trước làn sóng tấn công của chủ nghĩa thực dân.    

C. Chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. 

D. Sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong lĩnh vực văn hóa, xã hội còn tồn tại. 

Câu 18 (0,25 điểm). Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm các nước tham gia sáng lập ASEAN phát triển kinh tế hướng nội với mục tiêu: 

A. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. 

B. nhanh chống phát triển công nghiệp nặng, hội nhập thế giới.    

C. phát triển công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. 

D. phát triển công nghiệp, lấy thị trường bên ngoài làm chỗ dựa để phát triển.    

Câu 19 (0,25 điểm). Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian? 

1. Kháng chiến chống quân Mông Cổ. 

2. Kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. 

3. Kháng chiến chống quân Nguyên. 

4. Kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt. 

A. 2, 4, 1, 3.     

B. 2, 3, 1, 4.   

C. 3, 2, 4, 1. 

D. 4, 2, 3, 1.   

Câu 20 (0,25 điểm). Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là các trận nào?

A. Trận Đông Quan và trận Chí Linh. 

B. Trận Nghệ An và trận Thanh Hóa.   

C. Trận Tốt Động và trận Xương Giang.  

D. Trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.    

Câu 21 (0,25 điểm). Vì sao trong những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn phải ba lần rút quân lên vùng núi Chí Linh? 

A. Quân Minh mở rộng cuộc càn quét, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn. 

B. Quân Minh huy động quân để bắt Lê Lợi.    

C. Căn cứ Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh bao vây.   

D. Vùng núi Chí Linh an toàn hơn Lam Sơn.  

Câu 22 (0,25 điểm). Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ được tiến hành

A. từ những năm 80 của thế kỉ XIV đến trước khi quân Minh xâm lược.

B. từ những năm 70 của thế kỉ XIV đến khi quân Minh xâm lược.

C. từ khi Hồ Quý Ly trở thành một đại thần đến khi ông qua đời.

D. từ khi Hồ Quý Ly lên làm vua đến trước khi quân Minh xâm lược.

Câu 23 (0,25 điểm). Cải cách của Hồ Qúy Ly đã đtạ được một trong những kết quả nào dưới đây? 

A. Góp phần xóa nỏ quý tộc tôn thất thời Trần.  

B. Góp phần xóa bỏ quyền lực của chính quyền trung ương.  

C. Góp phần xóa bỏ mọi quyền lực của nhà Trần.    

D. Chuyển từ chế độ quý tộc tôn thất thời Trần sang chế độ quân chủ quan liêu theo mô hình Nho giáo.    

Câu 24 (0,25 điểm). Cải cách ở Xiêm đều mang tính chất là: 

A. cách mạng tư sản triệt để. 

B. giải phóng dân tộc.    

C. cách mạng tư sản không triệt để.    

D. cách mạng vô sản.    

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Hãy nêu kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly và triều Hồ. 

b. Theo em, những bài học nào có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly và triều Hồ?

Câu 2 (1,0 điểm). Có nhận định như sau: “Người anh hùng dân tộc Ngô Quyền là ông tổ phục hưng cho nền độc lập tự chủ của dân tộc”. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU  

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm 

       Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

C

A

C

A

C

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

B

D

D

B

D

C

C

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

A

A

D

C

B

D

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(3,0 điểm)

a. Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly và triều Hồ: 

- Kết quả: 

+ Đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quan chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, được tổ chức thống nhất, chặt chẽ. Lĩnh vực quân độ, quốc phòng được củng cố. Vai trò và sức mạnh của nhà nước được tăng cường. 

+ Giải quyết những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khóa, hạn chế sở hữu tư dân quy mô lớn, tình trạng gian dối về ruộng đất, một bộ phận nô tì bước đầu được giải phóng. 

+ Nền giáo dục có bước phát triển mới theo hướng chuyên nghiệp, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại Việt. 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm 

 

 

0,25 điểm 

 Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước. 

 

0,25 điểm

b. Những bài học có thể rút ra được từ cuộc cải ccahs của Hồ Qúy Ly và triều Hồ:  

- Cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly mở đầu cho bước phát triển mới của một nhà nước chính trị trung ương tập quyền và tiếp tục được hoàn thiện trong các giai đoạn sau của lịch sử Việt Nam. Tư tưởng cải cách của ông có nhiều mặt tích cực, song cũng có nhiều điểm hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử từ sự nghiệp cải cách của ông có ý nghĩa quan trọng với sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm 

 

 

 

- Những bài học: 

+ Sự kết hợp giữa nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về thực hiện chính sách thân dân, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước. 

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc phải có sự lãnh đạo đúng đắn về chỉ đạo chiến lược, về phương thức tiến hành chiến tranh và chỉ đạo tác chiến phù hợp. 

 + Bài học về tập hợp sức mạnh toàn dân, thi hành chính sách “thần dân” hợp lòng dân (Hồ Nguyên Trừng đã nói: “Thần không sợ giặc mạnh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”). 

+ Bài học về tính tất yếu khách quan của sự đổi mới. Cải cách muốn thành công phải phù hợp với thực tiễn đất nước và được đông đảo nhân dân ủng hộ.

+ Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nhân tài phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn. 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

Câu 2

(1,0 điểm)

Đồng ý với nhận định: “Người ạnh hùng dân tộc Ngô Quyền là ông tổ phục hưng cho nền độc lập tự chủ của dân tộc”. 

 

0,5 điểm

Giải thích: 

- Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo trận Bạch Đằng năm 938 chống quân Nam Hán. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã tạo ghi dấu vào lịch sử dân tộc như một chiến công hiển hách “một vũ công cao cả vang dội đến nghìn thu” đồng thời thể hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền. 

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là thành quả của cuộc kháng chiến anh hùng và đầy sáng tạo  của nhân dân ta sau hơn 30 năm giành quyền tự chủ kể từ sau cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ đồng thời kết thúc 100 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì làm chủ của nhân dân ta trên mảnh đất tổ tiên Văn Lang – Âu Lạc. 

- Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kì xây dựng đất nước quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên văn minh Đại Việt của văn hóa Thăng Long. 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

3

 

3

 

 

 

 

 

6

0

1,5

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

3

 

3

 

 

 

 

 

6

0

1,5

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

2

 

2

 

 

 

 

1

4

1

2,0

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

2

 

2

 

 

 

 

 

4

0

1,0

 Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

2

Ý 1

2

 

 

Ý 2

 

 

4

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

12

ý 1

12

0

0

ý 2

0

1

24

2

10,0

Điểm số

3,0

1,0

3,0

0

0

2,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

I. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

 

 

  

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Nhận biết

- Nhận biết vị thế của Xin – ga – po sau hơn 150 năm thuộc địa của Anh. 

- Nhận biết sự kiện mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. 

- Nhận biết thực dân Pháp đã xâm chiếm được những nước nào ở Đông Nam Á. 

1

 

 

1

 

 

1

 

C1

 

 

C8

 

 

C9

 
Thông hiểu

- Tìm  phát biểu không phải là kết quả cuộc cải cách ở Xiêm (1861 – 1910). 

- Nguyên nhân Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa. 

- Tìm hiểu tính chất cải cách ở Xiêm. 

1

 

 

 

1

 

 

1

 

C17

 

 

 

C16

 

 

C24

 

Vận dụng 

 

 

 

 

 

Vận dụng

cao

 

 

 

 

 

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Nhận biết

- Nhận biết công việc mà các nước Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia làm để đất nước phát triển từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX. 

- Nhận biết chính sách cai trị mà của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. 

 - Nhận biết mục tiêu nhóm các nước tham gia sáng lập ASEAN phát triển kinh tế hướng nội. 

1

 

 

 

1

 

 

1

 

C2

 

 

 

C10

 

 

C18

 

Thông hiểu

- Nguyên nhân trong cùng hoàn cảnh thuận lợi mà chỉ có Việt Nam, Lào, In – đô – nê – xi – a tuyên bố độc lập. 

- Tìm ý không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á. 

- Tìm hiểu nguyên nhân các nước Đông Nam Á chuyển sang kinh tế hướng ngoại từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX. 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

C3

 

 

 

C11

 

 

 

 

C5

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

 

 

 

 

Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Nhận biết

- Nhận biết hai quyết chiến diễn ra ở sông Bạch Đằng vào thế kỉ X. 

- Nhận biết nơi mà nhà Trần thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258. 

1

 

 

 

1

 

C4

 

 

 

C12

 

Thông hiểu

- Sắp xếp các sự kiện. 

- Tìm ý thể hiện nguyên nhân thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV. 

1

 

 

1

 

C19

 

 

C6

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng

cao

Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. 

 

1

 

C2

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Nhận biết

- Nhận biết hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn. 

- Nhận biết khởi nghĩa Bà Triệu.   

1

 

 

1

 

C20

 

 

C7

 

Thông hiểu

 - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao khởi nghĩa Lam Sơn ba lần rút quân lên vùng núi Chí Linh. 

- Tìm hiểu tính chất cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 

1

 

 

1

 

 

C21

 

 

C13

 

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

III. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

 

 

 

 

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

Nhận biết

- Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly và triều Hồ. 

- Nhận biết tình trạng thể hiện sự suy yếu về chính trị của nhà Trần nửa sau thế kỉ XIV. 

- Nhận biết hoàn cảnh cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly và nhà Hồ được tiến hành. 

 

 

 

1

 

 

1

Ý 1

 

 

 

C14

 

 

C22

C1

(TL)

Thông hiểu

- Nhận biết công trình kiến trúc được UNESCO ghi danh. 

- Nhận biết ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly. 

1

 

1

 

C15

 

C23

 

Vận dụng

Rút ra bài học từ cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly và triều Hồ. 

 

Ý 2 

 

C1

(TL)

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 11 cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com