Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 11 Chân trời ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 - CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở các nước Âu - Mỹ vào:

A. các thế kỉ XV - XVII

B. các thế kỉ XVI - XVII

C. các thế kỉ XVI - XVIII

D. các thế kỉ XVII - XVIII

Câu 2. Cuộc cải cách nông nô ở Nga diễn ra vào thời gian nào?

A. năm 1859

B. năm 1861

C. năm 1864

D. năm 1871

Câu 3. Đầu thế kỉ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?

A. nga hoàng Ni-cô-lai I

B. nga hoàng Ni-cô-lai II

C. nga hoàng Ni-cô-lai III

D. nga hoàng đại đế.

Câu 4. Đến giữa thế kỉ XVIII, tại miền Nam 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ phát triển kinh tế:

A. thủ công nghiệp

B. công nghiệp

C. cảng biển

D. đồn điền, trang trại

Câu 5. Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào không phải là nguyên nhân chủ quan dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?

A. đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí.

B. áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp

C. chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.

D. những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất.

Câu 6. Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa:

A. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa với chế độ thực dân.

B. Các tầng lớp vô sản với tầng lớp tư sản

C. Tầng lớp tư sản với nhà nước phong kiến

D. Tầng lớp trí thức và giặc ngoại xâm

Câu 7. Những năm 80, 90 của thế kỉ XX, để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, suy thoái, Trung Quốc đã làm gì?

A. thực hiện công cuộc đổi mới – mở cửa, kiên định con đường cách mạng vô sản

B. thực hiện công cuộc cải cách – mở cửa, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa

C. tiến hành cải tổ toàn diện đất nước

D. kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 8. Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. Chủ nghĩa tư bản chính thức:

A. được xác lập ở châu Âu

B. được xác lập ở Bắc Mỹ

C. được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ

D. được xác lập trên toàn thế giới.

Câu 9. Cách mạng tháng 10 do Lê –nin và Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo thành công ngày:

A. 15/10

B. 18/10

C. 22/10

D. 25/10

Câu 10. Trước cách mạng tư sản, tình hình chính trị ở các nước phương Tây rối ren với nhiều vấn đề. Đâu không phải một trong số những vấn đề đó?

A. Khủng hoảng về tài chính (ở Anh)

B. Giai cấp tư sản tụ hợp thành các công ty độc quyền, chi phối mọi thứ, kiểm soát cả nhà vua.

C. Xung đột trong nghị viện (ở Anh)

D. Mâu thuẫn của chế độ ba đẳng cấp (ở Pháp)

Câu 11. Nền kinh tế của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và duy trì vị trí thứ hai thế giới từ:

A. năm 2009

B. năm 2010

C. năm 2011

D. năm 2012

Câu 12. Thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ - Latinh trong khoảng:

A. 3 thế kỉ

B. hơn 3 thế kỉ

C. gần 4 thế kỉ

D. hơn 4 thế kỉ

Câu 13. Năm 2003, sự kiện phóng tàu “Thần Châu 5” giúp Trung Quốc trở thành:

A. quốc gia đầu tiên đưa người vào vũ trụ

B. quốc gia thứ hai đưa người vào vũ trụ

C. quốc gia thứ ba đưa người vào vũ trụ

D. quốc gia thứ tư đưa người vào vũ trụ

Câu 14. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Đó là một trong các

A. mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản

B. ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản

C. kết quả của các cuộc cách mạng tư sản

D. yêu cầu của các cuộc cách mạng tư sản

Câu 15. Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang họp vào thời gian nào?

A. tháng 10/1922

B. tháng 11/1922

C. tháng 12/1922

D. tháng 1/1923

Câu 16. Từ các thế kỉ XVI – XVII, các nước ở khu vực Mĩ – Latinh trở thành thuộc địa của:

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Câu 17. Vì sao Bắc Mỹ trở thành nơi cạnh tranh đối với nước Anh?

A. do sự phát triển kinh tế của các thuộc địa ở Bắc Mỹ

B. do sự xâm nhập chủ nghĩa tư bản Anh vào Bắc Mỹ

C. do sự cản trở của Bắc Mỹ đối với hàng hóa Anh

D. một lí do khác.

Câu 18. Đâu không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng 10 Nga  năm 1917? 

A. mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga

B. lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.

C. làm thay đổi cục diện thế giới

D. đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.

Câu 19. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến ở Anh từ giữa thế kỉ XVI được thể hiện như thế nào?

A. kinh tế đã thâm nhập vào nông thôn ở anh

B. kinh tế nông nghiệp ở Anh phát triển mạnh mẽ

C. nước Anh trước cách mạng tư sản là một nước nông nghiệp

D. ở Anh chủ nghĩa tư bản ra đời từ trong nông nghiệp

Câu 20. Sự kiện đánh dấu sự ra đời của Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết:

A. ra sắc lệnh hòa bình

B. ra sắc lệnh ruộng đất

C. thông qua bảng tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

D. thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô.

Câu 21. Theo em, “NEP” là cụm từ viết tắt của:

A. chính sách cộng sản thời chiến

B. các kế hoạch 5 năm của Liên Xô

C. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

D. chính sách kinh tế mới.

Câu 22. Cơ sở cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền là gì?

A. sự phát triển của khoa học kĩ thuật

B. sự cạnh tranh của các nhà tư bản tự do cạnh tranh

C. sự phát triển của các tổ chức độc quyền

D. sự ra đời của các công ty độc quyền.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây thách thức về kinh tế Việt Nam trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

A. khoảng cách giàu nghèo gia tăng

B. nhiều dịch vụ công ích còn hạn chế

C. chất lượng giáo dục, y tế còn hạn chế

D. công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp.

Câu 24. Tiếp tục phát huy những thành tựu của công cuộc đổi mới, kiên trì mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội là:

A. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

B. phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

C. triển vọng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

D. quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) 

Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã và đang đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải và những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm) 

Hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Theo em, nguyên nhân quan trọng nhất là gì? Vì sao?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

B

D

D

A

B

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12 

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

B

B

C

C

A

C

D

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20 

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

C

A

D

D

C

D

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

 

 

 

 

Câu 1

(2,0 điểm)

*Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội gian nan:

- Những vấn đề về chính trị, xã hội nan giải xảy ra ở các nước tư bản hiện đại, điển hình là Mĩ.

- Tình trạng bất ổn trong xã hội Mĩ là điều đáng lo ngại cho người dân. Tội ác bạo lực, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.

- Nạn phân biệt chủng tộc, nhất là sự đối xử bất công với người Mĩ gốc  Phi vẫn diễn ra.

- Nhiều vụ xả súng ở trường học, trên đường phố đã xảy ra gây thương vong cho nhiều nạn nhân, nhất là trẻ em.

*Đối mặt với những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu:

- Năm 1973 diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất chủ nghĩa tư bản.Sau cuộc khủng hoảng năng lượng, các nước tìm kiếm nguồn năng lượng mới, xanh và sạch song vẫn còn chậm.

- Cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn tiếp tục gây ra nhiều tác động đến các nước tư bản như lạm phát, ô nhiễm môi trường...

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

Câu 2

(2,0 điểm)

*Nguyên nhân sụp đổ:

- Do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí...

- Những thành tựu KH – CN không áp dụng kịp thời vào sản xuất, năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn đến tình trạng trì trệ...

- Quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành...

- Hoạt động chống phá của thế lực thù địch trong nước và nước ngoài...

*Nguyên nhân quan trọng nhất: Do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.

*Giải thích:

+ Do đường lối chưa đúng -> đời sống nhân dân không được cải thiện. Do đó sự sụp đổ là minh chứng cho việc xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa đúng đắn.

+ Đường lối là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Khi đường lối chưa đúng dẫn đến quá trình triển khai thực hiện đường lối đó sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng.

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – BỘ CÁNH DIỀU

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

 

4

 

 

2

 

 

 

 

 

Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

 

4

 

 

 

 

 

1

 

2

 

 

 

CHỦ ĐỀ 2. SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Bài 3. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

 

4

 

 

2

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

 

4

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

4

0,5

0

0,5

Điểm số

 4   điểm

0 điểm

  1 điểm

2 điểm

1 điểm

1  điểm

0  điểm

1  điểm

Tổng điểm

40 điểm

30 điểm

20 điểm

10 điểm

Tỉ lệ (%)

40%

30%

20%

10%

IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – BỘ CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

- Xác định thời điểm phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở các nước Âu - Mỹ.

- Xác định lĩnh vực kinh tế phát triển tại miền Nam 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đến giữa thế kỉ XVIII.

- Xác định mâu thuẫn xảy ra  13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh.

- Xác định vấn đề không đúng khi nói về tình hình chính trị các nước phương Tây trước cách mạng tư sản.

4

 

 

C1

 

 

 

 

C4

 

 

C6

 

C10

 

 

 

 

Thông hiểu

- Hiểu được mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản là tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Phân tích được lí do Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh đối với nước Anh.

2

 

C14

 

 

 

C17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

- Xác định thời gian diễn ra cuộc cải cách nông nô ở Nga.

- Xác định khu vực xác lập của chủ nghĩa tư bản từ nửa sau thế kỉ XIX khi giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước.

- Xác định thời gian thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ - Latinh.

- Xác định được nước thực dân xâm lược của các nước Mĩ – Latinh từ các thế kỉ XVI – XVII.

4

 

 

 

 

C2

 

 

C8

 

 

 

 

C12

 

 

 

 

 

C16

 

 

 

 

Thông hiểu

- Phân tích và chỉ ra những vấn đề chính trị, xã hội nan giải và những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

 

1

 

C1

 

 

 

Vận dụng

- Biểu hiện của việc kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến ở Anh từ giữa thế kỉ XVI.

- Đưa ra được cơ sở cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

2

 

C19

 

 

 

C22

 

CHỦ ĐỀ 2. SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

 

 

 

 

 

Nhận biết

- Xác định người đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga đầu thế kỉ XX.

- Biết thời gian cách mạng mạng tháng 10 do Lê –nin và Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo thành công.

- Biết thời gian diễn ra đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang.

- Chỉ ra được sự kiện đánh dấu sự ra đời của Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

4

 

 

 

C3

 

 

 

C9

 

C15

 

C20

 

 

 

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của Cách mạng tháng 10 Nga   năm 1917.

- Hiểu ý nghĩa cụm từ “NEP”.

2

 

C18

 

C21

 

 

Vận dụng

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu

 

0,5

 

C2 ý 1

 

 

Vận dụng cao

- Xác định nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu và giải thích.

 

0,5

 

C2 ý 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

 

Nhận biết

- Chỉ ra nội dung không phải là nguyên nhân chủ quan dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

- Xác định việc làm của Trung Quốc những năm 80, 90 thế kỉ XX nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, suy thoái.

- Xác định năm Trung Quốc đưa nền kinh tế vượt qua Nhật Bản và duy trì ở vị trí thứ hai thế giới sau Mĩ.

- Xác định ý nghĩa của sự kiện phóng tàu “Thần Châu 5”.

4

 

 

C5

 

 

 

 

C7

 

 

 

 

C11

 

 

C13

 

 

 

 

 

 

Vận dụng

- Nêu được thách thức về kinh tế Việt Nam trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Xác định việc tiếp tục phát huy những thành tựu của công cuộc đổi mới, kiên trì mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội là triển vọng của công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.

 

 

 

2

 

 

C23

 

 

 

 

C24

 

        
Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 11 cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com