PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “ Chắc nó trừ mình ra! ” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ thân hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết …”
(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao)
Câu 1 (1.0 điểm): Nêu vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích?
Câu 2 (1.0 điểm): Những kiểu câu nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 3 (1.0 điểm): Đoạn văn bản trên kể theo giọng kể của ai?
Câu 4 (1.0 điểm): Tiếng chửi của Chí Phèo hướng đến đối tượng nào? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (6.0 điểm): Nêu cảm nhận của anh chị về hình tượng sóng trong tác phẩm cùng tên của Xuân Quỳnh.
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Vị trí: Đoạn trích trên nằm ở đầu tác phẩm - Đoạn trích về tiếng chửi của Chí Phèo gây ấn tượng mạnh với người đọc về một Chí Phèo say khướt. | 0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 2 |
| 1.0 điểm |
Câu 3 | Đoạn văn trên kể theo giọng của tác giả - ngôi kể thứ ba. | 1.0 điểm |
Câu 4 | Tiếng chửi của Chí Phèo hướng đến đối tượng: trời, đời, tất cả làng Vũ Đại, đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn. => Đối tượng không cụ thể và ngày càng thu hẹp. - Tiếng chửi có ý nghĩa: + Bộc lộ bản chất lưu manh, côn đồ, tha hóa của Chí Phèo từ khi đi tù về + Thể hiện nỗi đau khổ, tuyệt vọng và khát khao giao tiếp của một con người cô độc, khốn khổ, bị cộng đồng xa lánh, hắt hủi, khát khao được hòa nhập với cuộc đời, được đối thoại được coi như một con người trong cộng đồng. | 1.0 điểm |
B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận | 0.5 điểm |
Nêu cảm nhận của anh chị về hình tượng sóng trong tác phẩm cùng tên của Xuân Quỳnh. Hướng dẫn chấm:
| 0.5 điểm |
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
‐ Giới thiệu khái quát về hình ảnh sóng b. Thân bài Luận điểm 1: Sóng – quy luật và bản chất của người phụ nữ trong tình yêu. ‐ Sóng cũng giống như người phụ nữ trong tình yêu, có lúc “dữ dội”, có lúc “mềm mại”. – Sóng mang những tính chất trái ngược nhau: dữ dội – dịu dàng, ồn ào – êm đềm, đó cũng là bản chất của người phụ nữ khi yêu (dữ dội mà sâu lắng). ‐ Sóng không hài lòng với cuộc sống gò bó, “không hiểu mình”, chính vì vậy mà luôn luôn khao khát và say đắm đi tìm đại dương. → Khát khao đạt được tình yêu mãnh liệt của người phụ nữ, sẵn sàng từ bỏ khoảng không gian nhỏ hẹp để đến nơi rộng rãi hơn. ‐ Trước thời điểm “ngày xưa – ngày sau”, sóng bao giờ cũng sôi nổi, khao khát không gian bao la, rộng lớn, vươn tới tình yêu. ‐ Như sóng, trái tim tuổi trẻ luôn khao khát tình yêu nồng nàn, “bồi hồi trong lồng ngực”, quy luật muôn thuở là vậy. Luận điểm 2: Sóng – Suy nghĩ về cội nguồn của tình yêu. ‐ Xuân Quỳnh cố cắt nghĩa tình yêu nhưng không thành. Xuân Quỳnh đang đi tìm cội nguồn của sóng “Sóng từ đâu đến” đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn tìm lại chính mình, người mình yêu và tình yêu. ‐ Người nghệ sĩ tự hỏi và tự giải thích qua quy luật tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió…” nhưng nguồn gốc của sóng và tình yêu thì vừa huyền bí vừa khó lý giải. → Lời tỏ tình hồn nhiên nhưng sâu sắc. Luận điểm 3: Sóng – nỗi nhớ, sự thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu. ‐ Nỗi nhớ của sóng bao phủ tất cả các chiều không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, khoảng thời gian “ngày – đêm”, hình ảnh nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ. → Nỗi nhớ luôn cháy bỏng, khắc khoải trong lòng người. ‐ Không chỉ gián tiếp thể hiện nỗi nhớ qua sóng mà tác giả đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ “lòng em nhớ anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong tâm trí, ăn sâu vào tiềm thức của em “cả trong mơ lẫn khi thức”. ‐ Nghệ thuật tương phần “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi lên hành trình của sóng trên biển và hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời. ‐ Trái tim chung thủy của người phụ nữ, niềm tin đợi chờ trong tình yêu, “hướng về anh một phương”, dù ở đâu cũng nghĩ đến “anh” hết lòng. ‐ Quy luật tất yếu của trăm nghìn ngọn sóng thì dù có muôn vàn sóng gió cũng sẽ tìm được “bến bờ”, cũng như người phụ nữ khi yêu luôn đi tìm người mình yêu, đi tìm tình yêu đích thực, dù phải vượt qua nhiều trở ngại phải vượt qua, nhiều thử thách. Luận điểm 4: Sóng – khao khát tình yêu vĩnh cửu ‐ Sóng là nỗi băn khoăn, trăn trở của người phụ nữ vì sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, vì sự giới hạn của tình yêu trước thời gian vô tận, sự hay thay đổi của lòng người trước những thăng trầm của cuộc đời. – Niềm tin và hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu, như mây có thể vượt biển bao la, vẫn ẩn sâu trong ý thơ. ‐ Sóng là biểu tượng của tình yêu mãnh liệt, bền lâu: khát khao được “tan biến” trong “trăm ngọn sóng” để được sống trọn vẹn trong “biển lớn tình yêu” để tình yêu ấy trường tồn, vĩnh cửu. ‐ Đây cũng là mong muốn chia sẻ, gắn kết tình yêu nhỏ với tình yêu lớn. c. Kết luận + Khái quát ý nghĩa hình tượng sóng - Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 – 1.5 điểm. | 4.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 1 |
|
| 0 | 1 | 0 | 3 | 3 |
Thực hành tiếng Việt | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 1 | 1 | ||
Viết |
|
|
|
| 0 | 1 |
| 0 | 1 | 6 | |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 6 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20% | 1.0 điểm 10% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.
| 2 | 0 |
| C1,3 |
Thông hiểu
|
| 1 | 0 |
| C2 | |
Vận dụng cao |
| 1 | 0 |
| C4 | |
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | *Nhận biết: - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích đánh giá hình tượng sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ Xuân Quỳnh - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá hình tượng sóng; vấn đề nghị luận ( chủ đề, đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả tác phẩm - Khái quát về hình tượng sóng *Thông hiểu - Những đặc điểm nổi bật của đối tượng - Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể, rõ ràng về hình tượng sóng ( sóng trong suy nghĩ về tình yêu, sóng – sự thủy chung son sắc....) *Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm - Nhận xét về nội dung nghệ thuật của tác phẩm: vị trí, đóng góp của tác giả |
1 | 0 |
| C1 phần viết |