Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều ( đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 cánh diều ( đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - CD

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2 (0.5 điểm): Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?

Câu 3 (1.0 điểm): Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 4 (1.0 điểm): Đoạn thơ trên mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?

PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (7.0 điểm): Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt của văn bản: Biểu cảm

0.5 điểm

Câu 2

- Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

0.5 điểm

Câu 3

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là: phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát). Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc

1.0 điểm

Câu 4 

- Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang

1.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (7.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.

- Giải quyết vấn đề

a. Giới thiệu về nhân vật

Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

=> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

- Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến, lành như đất -> lương thiện đích thực

+ Cày cấy thuê để kiếm sống.

+ Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục -> có lòng tự trọng.

+ Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…

=> Là một người lương thiện.

b. Phân tích bi kịch tha hóa của Chí Phèo

- Từ người nông dân hiền lành, lương thiện bị biến thành thằng lưu manh.

+ Nguyên nhân:

*  Do Bá Kiến: ghen -> đẩy Chí Phèo vào tù.

*  Do nhà tù đã nhào nặn, tha hóa Chí

-> Xã hội phi lý, bất công, ngang trái.

+ Biểu hiện:

  • - Nhân hình:

+ Gương mặt: Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm…

+  Trang phục: Mặc áo tây vàng với quần nái đen, phanh áo để lộ hình xăm…

  •  Nhân tính:

+ Uống rượu đến say khướt.

+ Chửi bới.

+ Đánh nhau.

+ Ăn vạ

+ Liều lĩnh, thách thức.

-> Thằng lưu manh hung hăng, liều lĩnh.

- Bị tha hóa từ thằng lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

(+) Nguyên nhân:

- Do sự khôn ngoan, gian xảo của Bá Kiến.

- Do sự khờ khạo, u mê của Chí Phèo.

(+) Biểu hiện:

- Nhân hình: biến thành mặt một con vật lạ.

- Nhân tính:

+ Triền miên trong những cơn say -> làm bất cứ cái gì mà người ta sai -> gây tội ác.

+ Đoạn văn mở đầu tác phẩm: “Hắn vừa đi vừa chửi…” -> sự phẫn uất, cô độc cùng cực của Chí Phèo.

- Kết luận

+ Khẳng định vấn đề

- Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 4 điểm – 4.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1 – 1.5 điểm.

5.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

 

 

0

2

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

0

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Viết

 

 

 

 

0

0

 

1

 

 

1

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

2

0

0

0

1

0

5

5

Điểm số

0

1.5

0

1.5

0

0

0

7

0

10

10

Tổng số điểm

1.5 điểm

15%

1.5 điểm

15%

0 điểm

0%

7 điểm

70%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

2

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?

1

 

 

C2

Thông hiểu

 

 

 

 

 

 

Vận dụng

Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?

1

 

 

C4

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

2

0

 

 

 

Nhận biết

  • Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

  • Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

1

 

 

C1,3

 

 VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

  • Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

1

 

 

C1 phần tự luận 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 Cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com