Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ Văn 11 Cánh diều ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 11 cánh diều ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - CD

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.

(2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.

(3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

(http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/nuoi-duong-tam-hon-noi-chinh-ban.html)

Câu 1 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1)

Câu 2 (1.0 điểm): Anh/ chị hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác?

Câu 3 (1.0 điểm): Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?

Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó.

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc “bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4.0 điểm): Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: hạt giống tốt đẹp, cỏ dại xấu xa

  • Tác dụng: phép ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, để chỉ ra những sự lựa chọn phải trái, đúng sai trong cuộc sống.

1.0 điểm

Câu 2

"Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác" có thể hiểu rằng:

– Chính chúng ta được lựa chọn và quyết định để làm nên một tâm hồn tốt đẹp hay u ám.

– Mỗi người phải tự chủ động, nỗ lực làm đẹp cuộc sống, tâm hồn của mình; đừng nên trông chờ vào người khác.

1.0 điểm

Câu 3

  • Việc nuôi dưỡng tâm hồn sẽ hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, tránh xa những điều xấu xa. 

-  Tâm hồn đẹp cũng sẽ giúp chúng ta tự tin, yêu đời, nhận ra những điều giản đơn nhưng vô cùng ý nghĩa.

1.0 điểm

Câu 4 

Thông điệp em tâm đắc nhất là: nuôi dưỡng tâm hồn tinh tế. Bởi:

- Nhiều người vẫn đang loay hoay đi tìm hạnh phúc ở nơi xa xôi mà quên mất đáp án tồn tại ngay trong họ.

- Cuộc sống và lòng người đang có nhiều biến đổi và chịu tác động nhiều từ ngoại cảnh, nếu mỗi người biết tự ý thức, chọn lọc những điều tốt thì cuộc sống của ta sẽ tốt đẹp hơn.

1.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: HS có thể triển khai theo suy nghĩ của mình miễn đảm bảo các ý sau:

+ Bỏ mặc tâm hồn mình là gì?

+ Hậu quả của việc bỏ mặc tâm hồn mình….

+ Phải làm gì để thường xuyên “vun tưới” cho tâm hồn mình 

2.0 điểm

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

+  Khái quát vẻ đẹp của con sông Hương - biểu tượng của cố đô thi ca.

- Giải quyết vấn đề

*Luận điểm 1: Vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương

- Khi ở thượng nguồn

+ Là bản “trường ca của rừng già”….

+ Là “cô gái Di-gan” phóng khoáng man dại

+ Sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ “ người mẹ hiền phù sa của vùng văn hóa xứ sở”

  • Khi ở ngoại vi thành phố

+ Sông Hương như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng….

+ Dòng sông đổi dòng liên tục – như một sự trăn trở

+ Màu nước biến ảo: sớm xanh – trưa vàng, chiều tím

+ ….

- Khi chảy vào lòng thành phố

+ Tác giả so sánh sông Hương với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới….

+ Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa, dân dã

+ Người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu….

+ Sông Hương trong cảm nhận hội họa….

+ Sông Hương trong cảm nhận âm nhạc

- Khi rời thành phố

+ Rời khỏi kinh thành… thị trấn Bao Vinh cổ xưa

+ Từ biệt Huế sông Hương như một người tình bịn rịn

Luận điểm 2: Sông Hương trong cái nhìn của lịch sử

– Sông Hương là nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước …

- Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước

- Là một người con gái anh hùng

=> Trở thành dòng linh giang của tổ quốc..,

3. Sông Hương nhìn ở góc độ văn hóa

– Sông Hương là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”.

- Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya

- Là dòng sông thi ca là cảm hứng bất tận cho các nhà văn nghệ sĩ

* Đặc sắc nghệ thuật

- Liên tưởng độc đáo

- Nghệ thuật xuât dựng hình tượng sông Hương

- Sử dụng từ ngữ đặc sắc văn phong tao nhã

- Kết luận

+ Đánh giá khái quát lại vẻ đẹp dòng sông Hương

- Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

2.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

 

 

0

2

 

 

0

1

0

3

3

Thực hành tiếng Việt

0

1

 

 

 

 

 

 

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

2

 

1

0

2

6

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

2

0

2

0

1

0

6

10

Điểm số

0

1

0

2

0

6

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

2.0 điểm

20%

6.0 điểm

60%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

5

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

  • Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C1

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

2

0

 

 

C2,3

 

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

  • Thông điệp từ văn bản

1

0

 

C1 phần Viết

 

Vận dụng cao

  • Hiểu được nội dung của văn bản và thông điệp của văn bản. Nêu lí do mà anh chị tâm đắc thông điệp đó.

1

0

 

C4

        VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

  • Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả

 

1

 

0

 

C2 phần tự luận 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 Cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com