Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 công nghệ cơ khí 11 cánh diều (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Cơ khí chế tạo là ngành nghề

A. Thiết kế ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng

B. Thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng

C. Xây dựng các công trình kiến trúc

D. Chăn nuôi để sản xuất thực phẩm

Câu 2: Đâu không phải đặc điểm của ngành cơ khí chế tạo?

A. Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác

B. Phần lớn sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo là các chi tiết máy của các máy móc sản xuất. Các sản phẩm này không đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật như độ chính xác kích thước, độ bóng bề mặt,...

C. Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,...

D. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất

Câu 3:Việc sử dụng các sản phẩm cơ khí chế tạo trong sản xuất không đem lại điều gì?

A. Giảm sức lao động

B. Tăng năng suất

C. Tiết kiệm tài nguyên

D. Tăng giá thành nguyên liệu sản xuất

Câu 4: Sắp xếp các bước sau sao cho đúng với quy trình chế tạo cơ khí:

  1. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm.
  2. Đọc bản vẽ chi tiết
  3. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
  4. Chế tạo phôi
  5. Lắp ráp và kiểm tra chất lượng của sản phẩm

A. 1 - 2 - 3 - 4 - 5

B. 2 - 4 - 1 - 3 - 5

C. 2 - 4 - 5 - 3 - 1

D. 4 - 1 - 2 - 5 - 3

Câu 5: Cho các phát biểu sau. Số phát biểu đúng là?

  1. Sản phẩm của cơ khí chế tạo có thể là các công trình, máy móc, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình
  2. Quá trình sản xuất cơ khí là một quá trình đơn giản và ít công đoạn
  3. Các sản phẩm của cơ khí chế tạo không góp phần nâng cao đời sống con người
  4. Kĩ sư cơ khí là những người được đào tạo lắp ráp tại các cơ sở chuyên nghiệp
  5. Tháp Eiffel là một sản phẩm của cơ khí chế tạo

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6: Công việc cần có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến quy trình sản xuất cơ khí, truyền động, lắp ghép các chi tiết, am hiểu các vấn đề kĩ thuật cơ khí, biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng là?

A. Thiết kế sản phẩm cơ khí

B. Gia công cơ khí

C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí

D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 7: Việc thiết kế cơ khí thường được thực hiện bởi

A. Kĩ sư cơ khí

B. Kĩ sư cơ học

C. Thợ gia công cơ khí

D. Thợ lắp ráp cơ khí

Câu 8: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là công việc cơ khí chế tạo nào?

IMG_258

A. Thiết kế sản phẩm cơ khí

B. Gia công cơ khí

C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí

D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 9: Các nghề nghiệp thiết kế sản phẩm cơ khí thường làm việc ở đâu?

A. Các phòng kĩ thuật của nhà máy cơ khí, trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp cơ khí, cơ sở sản xuất các sản phẩm cơ khí 

B. Các phòng kĩ thuật của cơ sở sản xuất cơ khí, doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cơ khí, công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí, máy công cụ, CNC, ...

C. Các phân xưởng lắp ráp của các nhà máy cơ khí chế tạo ô tô, xe máy, ...

D. Các phân xưởng sản xuất của các nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, đóng tàu, …

Câu 10: Công việc sử dụng các máy công cụ, công nghệ và áp dụng các nguyên lí vật liệu để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu là?

A. Thiết kế sản phẩm cơ khí

B. Gia công cơ khí

C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí

D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 11: Vật liệu mới là

A. Hợp kim nhôm

B. Cao su

C. Vật liệu nano

D. Nhựa

Câu 12: Vật liệu có kích thước rất nhỏ cỡ từ 1 đến 100 nanômét là?

A. Vật liệu kim loại

B. Vật liệu vô cơ

C. Vật liệu composite

D. Vật liệu nano

Câu 13: Tính chất thể hiện khả năng chịu được tác dụng từ ngoại lực của vật liệu là?

A. Tính chất cơ học

B. Tính chất vật lí

C. Tính chất hóa học

D. Tính chất công nghệ

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tính dẫn nhiệt của thép tốt hơn hợp kim đồng

B. Tính dẫn điện của thép tốt hơn hợp kim đồng

C. Vật liệu phi kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt

D. Vật liệu mới có tính năng vượt trội về tính dẫn nhiệt, dẫn điện

Câu 15: Các tính chất cơ bản của vật liệu kim loại và hợp kim là?

A. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học

B. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính chất sinh học

C. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính chất công nghệ

D. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính chất sinh học, tính chất công nghệ

Câu 16:  Đâu là hợp kim màu?

A. Gang

B. Thép carbon

C. Thép hợp kim

D. Kẽm hợp kim

Câu 17: Vì sao chi tiết ổ trượt được làm từ đồng thanh?

A. Ổ trượt đòi hỏi độ bền cao mà đồng thanh đáp ứng được điều này

B. Ổ trượt đòi hỏi độ dẻo mà đồng thanh đáp ứng được điều này

C. Ổ trượt đòi hỏi khả năng chịu áp lực tốt mà đồng thanh đáp ứng được điều này

D. Ổ trượt đòi hỏi khả năng chống mài mòn ma sát cao mà đồng thanh đáp ứng được điều này

Câu 18: Vật liệu màu nào là thành phần không thể thiếu trong các loại thép không gỉ?

A. Gang

B. Nhôm và hợp kim của nhôm

C. Đồng và hợp kim của đồng

D. Nickel và hợp kim của nickel

Câu 19: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau là?

  1. Vật liệu phi kim loại là các hợp chất cao phân tử

  2. Nhựa nhiệt dẻo là loại nhựa rắn hóa ngay sau khi được ép dưới áp suất, nhiệt độ gia công, không thể nóng chảy hay hòa tan trở lại

  3. Nhựa nhiệt dẻo dùng để chế tạo bánh răng, ổ trượt, bu lông, ốc vít nhựa

  4. Cao su là vật liệu có tính đàn hồi cao, độ dãn dài khi kéo đạt tới 700 - 800%, khả năng giảm chấn động tốt, độ cách nhiệt, cách âm cao

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 20:  Loại vật liệu có thể ghi nhớ được hình dạng ban đầu của nó?

A. Vật liệu nano

B. Vật liệu composite

C. Vật liệu có cơ tính biến thiên

D. Hợp kim nhớ hình

Câu 21: Trong chế tạo máy, vật liệu composite dùng để chế tạo gì?

A. Vỏ máy bay, ô tô, tàu thủy

B. Dụng cụ cắt gọt, các trục truyền, bánh răng

C. Chi tiết robot, cánh tay robot

D. Bình chịu áp lực, quạt tua bin gió, ống dẫn chất lỏng/ khí

Câu 22: Quá trình liên quan trực tiếp đến việc thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất vật liệu là quá trình

A. Công nghệ

B. Sản xuất

C. Gia công

D. Lắp ráp

Câu 23: Phương pháp gia công có phoi là?

A. Tiện

B. Đúc

C. Rèn

D. Cán

Câu 24: Vì sao gọi là phương pháp gia công không phoi?

A. Vì quá trình gia công không cần dùng đến phôi

B. Vì quá trình gia công không cần dùng đến vật liệu đầu vào

C. Vì sau quá trình gia công, vật liệu không còn được giữ nguyên

D. Vì sau quá trình gia công, vật liệu vẫn được giữ nguyên mà không phải loại ra

Câu 25: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là phương pháp gia công nào?

IMG_256

A. Gia công hàn

B. Gia công rèn

C. Gia công bằng laser

D. Gia công bằng tia nước

Câu 26: Dựa vào sự hình thành phoi của quá trình gia công mà gia công cơ khí được chia làm

A. Gia công không phoi, gia công có phoi và gia công cắt gọt

B. Gia công không phoi, gia công có phoi

C. Gia công có phoi, gia công cắt gọt

D. Đáp án khác

Câu 27: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?

  1. Quá trình vận chuyển, kiểm đếm sản phẩm là các quá trình gia công cơ khí.

  2. Căn cứ vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm mà người ta chỉ sử dụng một phương pháp gia công.

  3. Gia công cắt gọt thường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác cao.

  4. Gia công không phoi thường sử dụng để gia công chế tạo phôi hoặc các chi tiết có độ chính xác không cao.

  5. Phương pháp gia công không phoi thông dụng hiện nay là tiện, phay, khoan, mài, ...

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28:  Sản phẩm đúc:

A. Có hình dạng giống khuôn

B. Có kích thước giống khuôn

C. Có hình dạng và kích thước giống khuôn

D. Có hình dạng và kích thước của lòng khuôn

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Em hãy liệt kê các chi tiết máy được làm bằng các vật liệu phi kim loại như nhiệt dẻo, cao su, vật liệu compsite.

Câu 2: (VDC) So sánh sự khác nhau của phương pháp gia công không phoi và phương pháp gia công cắt gọt.

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 CÁNH DIỀU

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

1. B

 2. B

3. D

4. B

5. B

6. A

7. A

8. B

9. A

10. B

11. C

12. D

13. A

14. A

15. C

16. D

17. D

18. D

19. C

20. D

21. C

22. C

23. A

24. D

25. A

26. B

27. B

28. D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

 

* Vỏ thiết bị dân dụng, thiết bị điện tử - tin học, các bánh răng, ổ trượt, bu lông, ốc vít nhựa trong một số máy móc như kéo sợi; các vật dụng trong gia đình như dép, cốc, rổ, can đựng chất lỏng... được làm từ nhựa.

* Bánh răng, ổ trượt, thanh nẹp chịu nhiệt của các loại bếp, lò điện; công tác, chuôi đèn, hộp bảo vệ bugi; vỏ tàu thuyền, ô tô, bể tắm bơi, vợt tenis, ống dẫn hóa chất, bể chứa hóa chất; chi tiết trong và trên máy bay: cửa, cánh quạt, khoang hàng, cách đuôi được làm từ nhựa nhiệt rắn.

* Săm lốp, ống dẫn, các phần tử đàn hồi của khớp, trục, đai truyền, vòng đệm, sản phẩm cách điện,... được làm từ cao su.

 

 

 

 

 

Câu 2

 

Tiêu chí so sánh

Phương pháp gia công không phoi

Phương pháp gia công cắt gọt

 

Khái niệm

Vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình gia công không bị loại bỏ ra khỏi sản phẩm

Sản phẩm hình thành nhờ bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình gia công

 
 

Ứng dụng

Sử dụng để gia công chế tạo phôi hoặc các chi tiết yêu cầu về độ chính xác gia công không cao

Sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác cao

 
 

Phương pháp thực hiện

Đúc, rèn, hàn, cán, ép, kéo, dập,…

Tiện, phau, khoan, mài, bào, xọc,…

 
      

 

 

 

 

 

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 CÁNH DIỀU

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 –  CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo

(4 tiết)

6

 

4

 

 

 

 

 

10

 

2,5

2. Vật liệu cơ khí (8 tiết)

7

 

5

 

 

1

 

 

12

 

5

3. Các phương pháp gia công cơ khí (3 tiết)

3

 

3

 

 

 

 

1

6

 

2,5

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

2

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

1

10

 

 

1. Khái quát về cơ khí chế tạo

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

- Nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo

 

3

 C1,2,3

Thông hiểu

-  Mô tả được những đặc điểm cơ bản của cơ khí chế tạo

- Nhận biết được một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.

 

2

 

C4,5

2. Quy trình chế tạo cơ khí

Nhận biết

- Mô tả được các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí.

 

3

 

C6,7,8

Thông hiểu

- Phân tích được nội dung các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí.

 

2

 

C9,10

Vận dụng

- Lập được quy trình chế tạo một chi tiết trong công nghệ cơ khí.

 

 

 

 

VẬT LIỆU CƠ KHÍ

1

16

 

 

3. Khái quát về vật liệu cơ khí

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm  cơ bản các loại vật liệu cơ khí

 

3

 

C11,12,13

Thông hiểu

- Phân loại được các vật liệu cơ khí

- Mô tả được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

 

3

 

C14,15,16

4. Vật liệu thông dụng và vật liệu mới dùng trong cơ khí

Nhận biết

- Mô tả được tính chất cơ bản, công cụ của vật liệu thông dụng

 

3

 

C17,18,19

Thông hiểu

- Mô tả được tính chất, công dụng của một số vật liệu mới.

 

2

 

C20,21

Vận dụng

- So sánh được tính chất và ứng dụng của các vật liệu thông dụng và vật liệu mới trong cơ khí

1

 

C1

 

5. Nhận bết tính chất ở bản của vật liệu cơ khí thông dụng

Nhận biết

- Nhận biết được tính chất cơ bản của một số vật liệu cơ khí bằng phương pháp đơn giản

 

1

 

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

1

6

 

 

6. Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm các phương pháp gia công cơ khí

 

1

 

C22

Thông hiểu

- Phân loại được các phương pháp gia công cơ khí

 

1

 

C23

Vận dụng cao

So sánh được một số phương pháp gia công cơ khí

1

 

C2

 

7. Phương pháp gia công không phoi

Nhận biết 

- Nêu được khái niệm một số phương pháp gia công không phoi. 

 

2

 

C25,26

Thông hiểu

- Tóm tắt được những nội dung cơ bản của một số phương pháp gia công cơ khí không phoi.

 

2

 

C27,28

Tìm kiếm google: Đề thi công nghệ cơ khí 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì công nghệ cơ khí 11 cánh diều, đề kiểm tra giữa học kì 1 công nghệ cơ khí 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Công nghệ cơ khí 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net