Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Tin học 8 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Tin học 8 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TIN HỌC 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đây là thiết bị máy tính nào? Khám phá những máy tính cổ bí ẩn nhất nhân loại |

A. Máy tính cơ học Pascaline.

B. Máy Turing.

C. Máy phân tích.

D. Máy tính điện tử ENIAC.

Câu 2. Ý tưởng của nhà phát minh nào là nền tảng phát triển máy tính hiện đại?

A. Blaise Pascal.

B. Charles Babbage.

C. John Von Neumann.

D. Alan Turing.

Câu 3. Máy tính thế hệ thứ hai sử dụng công nghệ nào?

A. Công nghệ đèn điện tử chân không.

B. Công nghệ bóng bán dẫn.

C. Công nghệ mạch tích hợp.

D. Công nghệ tích hợp mật độ rất cao.

Câu 4. Trí tuệ nhân tạo ra đời dựa trên nền tảng nào?

A. Công nghệ bánh răng.

B. Công nghệ phần cứng.

C. Công nghệ bóng bán dẫn.

D. Công nghệ vi tính.

Câu 5. Đâu là ví dụ về máy tính thế hệ thứ nhất?

A. Altair 8800.

B. Trợ lí ảo Siri.

C. IBM 370.

D. ENIAC.

Câu 6. Sự phát triển của máy tính là nền tảng của sự ra đời, phát triển của lĩnh vực nào?

A. Tin học.

B. Hóa học.

C. Toán học.

D. Văn học.

Câu 7. Phát minh nào dưới đây sử dụng điện?

A. Máy tính Z1.

B. Máy tính Z2.

C. Máy phân tích.

D. Máy tính Pascaline.

Câu 8. Máy tính thế hệ thứ hai xuất hiện trong khoảng thời gian

A. 1955 – 1965.

B. 1965 – 1974.

C. 1990 – nay.

D. 1945 – 1955.

Câu 9. Tệp âm thanh được lưu trữ dưới dạng đuôi nào?

A. .jpg

B. .mp4

C. .doc

D. .wav

Câu 10. Điền vào chỗ trống: “….. từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn”.

A. tác giả.

B. tính cập nhật.

C. trích dẫn.

D. nguồn thông tin.

Câu 11. Thông tin trên Internet có thể tìm thấy dễ dàng và nhanh chóng bằng cách nào?

A. Máy ảnh.

B. Máy tìm kiếm.

C. Máy quay phim.

D. Máy quét.

Câu 12. Trang web của Chính phủ có đuôi miền là:

A. .mp4

B. .wmv

C. .pptx

D. .gov

Câu 13. Đặc điểm nào dưới đây không phải của phần mềm bảng tính?

A. Sắp xếp và lọc dữ liệu

B. Biểu diễn dữ liệu dưới dạng biểu đồ, đồ thị

C. Cho phép thực hiện hiệu quả việc tính toán

D. Nhanh chóng tìm kiếm thông tin trên Internet bằng hình ảnh.

Câu 14. Thông tin trong trường hợp nào dưới đây không đáng tin cậy?

A. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.

B. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.

C. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của chính phủ.

D. Thông tin về thay đổi lịch học do giáo viên cung cấp.

Câu 15. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của thông tin số?

A. Dễ dàng bị xóa bỏ hoàn toàn.

B. Dễ dàng được nhân bản.

C. Dễ dàng chia sẻ.

B. Có thể lan truyền tự động.

Câu 16. Đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy?

A. thông tin từ một cá nhân trên mạng xã hội.

B. thông tin đồn thổi, kết luận thiếu căn cứ.

C. thông tin thiếu kiểm chứng.

D. thông tin từ các trang web của chính phủ.

Câu 17. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Thông tin không đáng tin cậy có giá trị sử dụng thấp, thậm chí không sử dụng được.

B. Mọi thông tin chúng ta nghe thấy, xem được hay đọc được đều là sự thật.

C. Việc xác định và khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy giúp đưa ra những quyết định đúng đắn.

D. Nếu không biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy, tin vào những quảng cáo quá mức có thể dẫn đến việc tiêu tiền một cách lãng phí.

Câu 18. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, người dân muốn tìm những thông tin về tình hình dịch bệnh thì có thể tìm ở đâu?

A. Trang thông tin Chính phủ.

B. Các trang mạng xã hội của cá nhân.

C. Các bài chia sẻ trên khắp Facebook.

D. Lời truyền miệng của người dân trong địa phương.

Câu 19. Hình ảnh này có ý nghĩa gì?Cấm Kỵ Bức ảnh Bức ảnh, Bức hình & Hình ảnh Sẵn có, Trả phí Bản quyền Một  lần - iStock

A. Cấm quay phim, chụp ảnh.

B. Cấm quay cóp bài.

C. Cấm hút thuốc.

D. Cấm nghe điện thoại.

Câu 20. Đâu là hành vi vi phạm giao thông khi sử dụng các thiết bị số?

A. Tập trung lái xe ô tô và tắt thiết bị di động.

B. Không đeo tai nghe khi đang điều khiển phương tiện giao thông.

C. Tấp vào lề đường để nghe điện thoại.

D. Vừa lái xe máy vừa sử dụng điện thoại lướt mạng xã hội.

Câu 21. Đâu không phải là hành vi vi phạm quy định lớp học?

A. Vừa nghe giảng vừa nghịch điện thoại.

B. Sử dụng điện thoại để quay cóp trong giờ kiểm tra.

C. Chơi điện thoại dưới ngăn bàn mà không nghe giảng.

D. Vừa nghe điện thoại vừa lái xe.

Câu 22. “Sử dụng ….. để thực hiện những việc gian dối, gây hiểu lầm, khó chịu, làm phiền người khác là biểu hiện thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức”

Đáp án thích hợp cần điền vào chỗ chấm là:

A. vi phạm đạo đức.

B. điện thoại.

C. vi phạm pháp luật.

D. công nghệ kĩ thuật số.

Câu 23. Việc nào dưới đây là đúng khi sử dụng công nghệ số? 

A. Nhìn trộm bạn đang nhập mật khẩu tài khoản mạng xã hội để biết mật khẩu đăng nhập của bạn.

B. Trêu đùa bằng cách lấy một ảnh của bạn, cắt ghép với những ảnh khác để gây cười rồi gửi cho một số bạn.

C. Sử dụng các thông tin do mình tự tạo (tự quay video, chụp ảnh, viết nội dung,…).

D. Ghi âm cuộc tranh cãi của một nhóm bạn và đưa lên mạng xã hội.

Câu 24. Tình huống nào dưới đây không vi phạm bản quyền? 

A. Bình lấy sơ đồ tóm tắt bài học trên mạng, tự ghi tên mình là tác giả sơ đồ rồi gửi cho các bạn trong lớp tham khảo.

B. Phong mua vé vào rạp chiếu phim để xem phim. Phong dùng điện thoại di động để phát trực tiếp (livestream) bộ phim cho bạn bè người thân xem cùng.

C. Lan mua lại cuốn sách Tin học từ bạn Hùng, Lan cho Hoa mượn để đọc.

D. Hùng mua thẻ nhớ USB chứa các bài hát được người bán đã sưu tầm từ Internet mà không có thỏa thuận gì với tác giả hay ca sĩ biểu diễn.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Nêu những ảnh hưởng của máy tính làm thay đổi xã hội loài người.

Câu 2. (1,0 điểm) Khi chị Hạnh đi đón Lan tan học thì nhận được điện thoại của bạn hẹn đi chơi. Chị Hạnh vừa đi lái xe vừa nghe điện thoại nói chuyện với bạn rất lâu. Sau khi ngắt máy, chị còn vừa đi vừa trả lời tin nhắn của bạn. Theo em, hành động của chị Hạnh là đúng hay sai? Nếu em là Lan, em sẽ khuyên chị Lan như thế nào?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TIN HỌC 8 CHÂN TRỜI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

D

B

B

D

A

B

A

D

D

B

D

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

D

B

A

D

B

A

A

D

D

D

C

C

 

 

 

 

 

 

B. PHẦN TỰ LUẬN(4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

* Xã hội thông tin:

- Hình thành, phát triển xã hội thông tin.

- Con người dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận, chia sẻ thông tin trên mọi lĩnh vực.

- Thay đổi cách thức thu thập, lưu trữ, xử lí, chia sẻ thông tin.

- Cung cấp nền tảng, phương tiện kết nối, khai thác thông tin.

* Nông nghiệp, công nghiệp thông minh

- Nông nghiệp thông minh:

+ Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

+ Các thiết bị thông minh tạo thành hệ thống tự thu thập, truyền, xử lí,…

+ Ví dụ: trang trại thông minh cho phép tự động tưới tiêu, cung cấp thức ăn cho vật nuôi, dưỡng chất cho cây trồng,…

- Công nghiệp thông minh

+ Xuất hiện nhà máy thông minh được tự động hóa hoàn toàn.

+ Hệ thống thông minh thực hiện các công đoạn: nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, tối ưu hóa,…

→ Giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, từ đó nâng cao chất lượng đời sống của con người.

* Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế tri thức:

- Thiết bị thông minh: ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động đời sống

→ Tạo nền tảng cho cách mạng 4.0 phát triển.

- Hệ thống thông minh: khai thác, sử dụng tri thức.

→ Là cơ sở hình thành, phát triển kinh tế tri thức.

⇨ Cách mạng 4.0 và kinh tế tri thức đã, đang và sẽ mang lại nhiều thay đổi to lớn cho xã hội loài người.

 

0,2

0,2

 

0,2

0,2

 

 

0,2

0,2

 

0,2

 

 

0,2

 

0,2

 

0,2

 

 

0,2

 

0,2

0,2

0,2

0,2

Câu 2

(1,0 điểm)

- Theo em, hành động của chị Hạnh là sai vì đã vi phạm giao thông, thậm chí có thể gây ra tai nạn giao thông. 

- Em sẽ khuyên chị Lan nên tấp vào lề đường để nói chuyện và trả lời tin nhắn của bạn chứ không nên vừa đi vừa sử dụng thiết bị di động vì điều này có thể gây ra tai nạn giao thông.

0,5 

 

0,5

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIN HỌC 8 CHÂN TRỜI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Lịch sử phát triển máy tính

8

  

1

    

8

1

5.0

Bài 2. Thông tin trong môi trường số

4

 

1

 

1

   

6

 

1.5

Bài 3. Thông tin với giải quyết vấn đề

  

2

 

2

   

4

 

1.0

Bài 4. Sử dụng công nghệ kĩ thuật số

4

 

1

 

1

  

1

6

1

2.5

Tổng số câu TN/TL

16

 

4

1

4

  

1

24

2

10.0

Điểm số

4.0

 

1.0

3.0

1.0

  

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

4.0 điểm

40%

4.0 điểm

40%

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

100%

  

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA TIN HỌC 8 CHÂN TRỜI GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

2

24

  

MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Bài 1. Lịch sử phát triển máy tính

Nhận biết

- Chỉ ra tên thiết bị máy tính trong hình.

- Xác định người đã phát minh ra thiết bị là nền tảng phát triển máy tính hiện đại.

- Chỉ ra công nghệ sử dụng trong máy tính thế hệ thứ hai.

- Chỉ ra nền tảng cho ra đời trí tuệ nhân tạo.

- Ví dụ về máy tính thế hệ thứ nhất.

- Nêu lĩnh vực ảnh hưởng với sự phát triển của máy tính.

- Chỉ ra phát minh sử dụng điện.

- Xác định khoảng thời gian máy tính thế hệ thứ hai xuất hiện.

 

8

 

C1 – C8

 

Thông hiểu

- Nêu những ảnh hưởng của máy tính làm thay đổi xã hội loài người.

 

1

 

C1

TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Bài 2. Thông tin trong môi trường số

Nhận biết

- Chỉ ra đuôi của tệp âm thanh.

- Điền vào chỗ trống về nguồn thông tin.

- Chỉ ra cách tìm kiếm thông tin dễ dàng.

- Chỉ ra đuôi miền của trang web chính phủ.

 

4

 

C9 – C12

 

Thông hiểu

- Nêu đặc điểm của phần mềm bảng tính.

 

1

 

C13

 

Vận dụng

- Chỉ ra thông tin không đáng tin cậy.

 

1

 

C14

Bài 3. Thông tin với giải quyết vấn đề

Thông hiểu

- Nêu đặc điểm không phải là của thông tin số.

- Chỉ ra nguồn thông tin đáng tin cậy.

 

2

 

C15, 16

 

Vận dụng

- Chỉ ra phát biểu sai về thông tin số.

- Nêu nguồn thông tin tin cậy nhất trong tình huống  ở đề bài.

 

2

 

C17, 18

ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

4. Sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Nhận biết

- Nêu ý nghĩa hình ảnh.

- Chỉ ra hàn vi vi phạm giao thông khi sử dụng các thiết bị số.

- Chỉ ra hành vi vi phạm quy định lớp học.

- Chọn đáp án điền vào chỗ trống.

 

4

 

C19 – C22

 

Thông hiểu

- Chỉ ra việc làm đúng khi sử dụng công nghệ số.

 

1

 

C23

 

Vận dụng

- Nêu tình huống vi phạm bản quyền.

 

1

 

C24

 

VD cao

- Xử lí tình huống về văn hóa sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

1

 

C2

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi tin học 8 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì tin học 8 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa học kì 1 tin học 8 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Tin học 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com