Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ Văn 8 Cánh diều ( đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 cánh diều ( đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CD

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.

 

Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

 

Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”

( Nắng mới – Lưu Trọng Lư)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

"Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi."

Câu 3: (0.5 điểm): Xác định nội dung chính của bài thơ.

Câu 4 (1.0 điểm): Anh, chị cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả dành cho mẹ qua bài thơ?

B. PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (8-10 dòng) bộc lộ suy nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử sau khi đọc đoạn trích trên.

Câu 2. (5.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn trích “Tôi đi học” của Thanh Tịnh?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Thể thơ bảy chữ

0.5 điểm

Câu 2

  • Biện pháp tu từ nhân hóa: "Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội".

  • Tác dụng:

+ Hình ảnh "nắng" cất tiếng "reo" giống như con người đã góp phần gợi tả một không gian sinh động, vui tươi.

+ Giúp nhân vật trữ tình dễ dàng trong việc bộc lộ cảm xúc, tình cảm.

1.0 điểm

Câu 3

Nội dung chính của bài thơ "Nắng mới": những kỉ niệm thân thương của tác giả gắn với người mẹ thân yêu.

0.5 điểm

Câu 4

Tình cảm của tác giả dành cho mẹ qua bài thơ:

+ Nỗi nhớ mẹ tha thiết, chân thành, thể hiện qua những từ ngữ "nhớ, chửa xóa mờ".

+ Tình cảm thương yêu dành cho mẹ sẽ không bao giờ phai mờ.

  1. điểm

B. PHẦN VIẾT: (7.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: Cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ:

+ Xúc động trước tình cảm nhân vật trữ tình dành cho mẹ.

+ Trân quý, biết ơn những tình cảm cao cả, đẹp đẽ thiêng liêng.

+ Nuôi dưỡng tấm lòng yêu thương, san sẻ với những người thân yêu.

2.0 điểm

Câu 2: 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Trình bày cảm nhận của em về đoạn trích “Tôi đi học” của Thanh Tịnh

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tôi đi học” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Thanh Tịnh.

+ Khái quát nội dung, nghệ thuật chính của tác phẩm: Tác phẩm là dòng hồi tưởng về những kỉ niệm trong sáng của ngày đầu tiên đi học.

- Giải quyết vấn đề

Luận điểm 1: Cảm nhận về nội dung: Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường

* Tâm trạng nhân vật tôi trên con đường tới trường

+ Thiên nhiên: Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời được nhân vật “tôi” nhớ lại là thời điểm cuối thu, cây cối đang mùa thay lá. Những chiếc lá khô xào xạc trên đường tưởng như vô tri vô giác ấy đã trở thành những màu sắc thông điệp, thanh âm riêng hối gọi lòng người nhớ về ngày khai trường đầu tiên.

+ Con người: Hình ảnh trực tiếp tác động đến tác giả để tác giả nhớ tới buổi khai trường của chính mình đó là hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè trong lần đầu tiên tới trường

- Tâm trạng nhân vật:

+ Nhớ về những kỉ niệm mơn man thuở bé của mình

+ Vui sướng, háo hức như buổi khai giảng của chính mình

- Những kỉ niệm của nhân vật tôi:

+ Tác giả nhớ rất rõ từng chi tiết trong khung cảnh trên con đường đến trường, sương thu và gió lạnh với con đường dài và hẹp dường như trở nên khác lạ trong đôi mắt trẻ thơ bởi một điều vô cùng đơn giản: “Hôm nay tôi đi học”.

+ Những suy nghĩ, hành động, từng cảm nhận về chính bản thân mình, từ bộ quần áo đến những hành trang mang theo đều cho thấy sự thay đổi, khôn lớn trong cậu bé nhưng đâu đó vẫn còn nét hồn nhiên, ngây thơ của một đứa trẻ lên 5.

* Tâm trạng nhân vật “tôi” khi tập trung ở sân trường

+ Cảm nhận của cậu học trò về ngôi trường đã có sự thay đổi rõ rệt, cậu vừa ngỡ ngàng, vừa cảm thấy nhỏ bé, lo sợ trước một ngôi trường đầy uy nghi, trang trọng trước mắt.

+ Cả cậu bé và những người bạn xung quanh đều “như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Hình ảnh so sánh thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ trong tâm hồn cậu bé và tâm trạng lo sợ, hoang mang trong bước đi đầu tiên của cuộc đời.

+ Những suy nghĩ, cảm nhận của cậu bé trước tất cả sự thay đổi, trước bạn bè, trước thầy cô vừa thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, vừa bộc lộ tâm trạng bối rối, cảm xúc vừa háo hức vừa có chút bơ vơ, lạc lõng bởi đây là lần đầu tiên cậu xa mẹ.

* Tâm trạng nhân vật khi vào lớp và học bài học đầu tiên

+ Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung cửa. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang ….

⇒ Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi sự hồn nhiên, ngây thơ mà còn bởi nó khiến mỗi chúng ta nhớ về tuổi thơ của chính bản thân mình.

Luận điểm 2: Cảm nhận về nghệ thuật

+ Nghệ thuật khắc họa tâm ký nhân vật vô cùng tinh tế

+ Sự kết hợp giữa phương thức tả và kể giúp cho cảm xúc, tâm trạng nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên hợp lí.

- Kết luận 

+ Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Tôi đi học” không chỉ hấp dẫn người đọc ở nghệ thuật kể chuyện, xây dựng hình ảnh, mà còn khơi gợi trong mỗi chúng ta những kỉ niệm riêng, đẹp đẽ, trong sáng của ngày tựu trường.

+ Liên hệ, đánh giá: Truyện ngắn “Tôi đi học” làm nên thành công cho nhà văn Thanh Tịnh.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

2

 

 

 

 

 

 

2

Viết

 

 

 

 

0

1

 

1

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

2

0

1

0

1

0

6

6

Điểm số

0

1.5

0

1.5

0

2

0

5

0

10

10

Tổng số điểm

1.5 điểm

15%

1.5 điểm

15%

2.0 điểm

20%

5 điểm

50%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

2

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

1

 

 

C1

Thông hiểu

 

Xác định nội dung chính của bài thơ.

1

 

 

C3

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

2

0

 

 

 

Nhận biết

  • Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

"Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi."

  • Anh, chị cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả dành cho mẹ qua bài thơ?

2

 

 

C2,4

 

VIẾT

2

0

 

 

 

Vận dụng 

Viết đoạn văn ngắn (8-10 dòng) bộc lộ suy nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử sau khi đọc đoạn trích trên

1

 

 

C1 phần tự luận

Vận dụng cao

  • Trình bày cảm nhận của em về đoạn trích “Tôi đi học” của Thanh Tịnh?

1

 

 

C2 phần tự luận 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com