Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3: Thực hành tiếng Việt (Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Thực hành tiếng Việt (Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁC ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH, QUY NẠP, SONG SONG, PHỐI HỢP

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn:

  1. Trình bày vấn đề theo trình tự từ ý khái quát đến các ý cụ thể
  2. Trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát
  3. Trình bày vấn đề theo phong cách khoa học thuận: đi từ khái niệm, đặc điểm đến thực tế.
  4. Trình bày vấn đề theo phong cách khoa học ngược: đi từ thực tế đến đặc điểm, khái niệm.

Câu 2: Đoạn văn quy nạp là đoạn văn:

  1. Trình bày vấn đề theo trình tự từ ý khái quát đến các ý cụ thể
  2. Trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát
  3. Trình bày vấn đề theo phong cách khoa học thuận: đi từ khái niệm, đặc điểm đến thực tế.
  4. Trình bày vấn đề theo phong cách khoa học ngược: đi từ thực tế đến đặc điểm, khái niệm.

Câu 3: Đoạn văn song song là đoạn văn:

  1. Có cấu trúc hình thức và nội dung đối xứng với đoạn văn ở trước đó.
  2. Có sự kết hợp giữa phong cách của văn bản thông tin với phong cách của các thể loại văn bản khác.
  3. Không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước (hoặc sau) đó.
  4. Vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn

Câu 4: Đoạn văn phối hợp là đoạn văn:

  1. Có cấu trúc hình thức và nội dung đối xứng với đoạn văn ở trước đó.
  2. Có sự kết hợp giữa phong cách của văn bản thông tin với phong cách của các thể loại văn bản khác.
  3. Không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước (hoặc sau) đó.
  4. Vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn

Câu 5: “Người ta tin rằng mỗi người sống trên cuộc đời này đều có một ngôi sao chiếu mệnh. Sao băng (sao đổi ngôi) đồng nghĩa với việc người đó chết. Nên nhìn thấy sao băng, người ta cho rằng đã có một ai đó chết. Sao đổi ngôi có thể là báo hiệu của một hiện tượng nào đó (thay đổi một triều đại,...). Một số quan niệm khác lại cho rằng sao băng là một hình tượng đẹp. Nó tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Và tất nhiên, những quan điểm trên đều không có cơ sở khoa học.”

Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn nào?

  1. Diễn dịch
  2. Quy nạp
  3. Song song
  4. Phối hợp

Câu 6: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”

Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn nào?

  1. Diễn dịch
  2. Quy nạp
  3. Song song
  4. Phối hợp

Câu 7: “Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”. Lá cây giúp che chắn các thành phần bụi bẩn, độc hại có trong không khí. Nếu không có cây xanh che bụi và các chất ô nhiễm, con người sẽ khó thở và mắc nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm gây ra.”

Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn nào?

  1. Diễn dịch
  2. Quy nạp
  3. Song song
  4. Phối hợp

Câu 8: “Các con vật trong nhà có xu hướng mang lại một cảm giác bình yên cho trẻ. Một số trẻ nhỏ thường có cảm giác thoải mái khi ở cạnh những con vật nuôi hơn là khi ở bên người khác. Cũng giống như người lớn, trẻ thường thích ở bên những con thú cưng khi chúng cảm thấy buồn, giận dữ hay khó chịu. Thật kì diệu, những con vật nuôi sẽ mang đến sự yên bình trong mọi tình huống và luôn dành cho con người một tình yêu vô điều kiện.”

Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn nào?

  1. Diễn dịch
  2. Quy nạp
  3. Song song
  4. Phối hợp

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Ở đoạn văn diễn dịch thì:

  1. Câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước
  2. Câu chủ đề là câu thứ nhất nêu ý khái quát, các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề
  3. Câu chủ đề không rõ ràng mà được thể hiện qua toàn bộ đoạn văn.
  4. Câu chủ đề được thể hiện rõ ràng ở toàn bộ đoạn văn.

Câu 2: Ở đoạn văn quy nạp thì:

  1. Câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước
  2. Câu chủ đề là câu thứ nhất nêu ý khái quát, các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề
  3. Câu chủ đề không rõ ràng mà được thể hiện qua toàn bộ đoạn văn.
  4. Câu chủ đề được thể hiện rõ ràng ở toàn bộ đoạn văn.

Câu 3: Đâu không phải một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?

  1. Hình ảnh
  2. Từ ngữ
  3. Kí hiệu
  4. Biểu đồ

Câu 4: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được dùng phối hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm:

  1. Cải thiện tính chất trang trọng trong một văn bản có tính thông dụng.
  2. Khái quát hoá những nội dung chính của văn bản.
  3. Minh hoạ, làm rõ những nội dung nhất định được biểu thị bằng các phương tiện ngôn ngữ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong trò chuyện trực tiếp?

  1. Cử chỉ
  2. Chạy – nhảy
  3. Đánh nhau
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Chỉ ra số liệu được sử dụng trong câu: “Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống”.

  1. 40%
  2. 600
  3. 10
  4. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn nào sau đây là đoạn văn diễn dịch?

  1. Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. Tác động của gió và áp suất khi quyển trở nên rõ ràng nhất khi xảy ra bão.
  2. Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như ở các vùng đồng bằng thuộc miền Trung nước ta) khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập ủng. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các con lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.
  3. Mỗi con lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng: các loại cây lương thực vì bị ngập úng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.
  4. Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người.

Câu 2: Đâu là biểu đồ phân tán?

B.

C.

D.

Câu 3: Biểu đồ tần suất dùng để làm gì?

  1. Dùng để điều tra phạm vi có thể xảy ra đột biến, phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu.
  2. Phân tích dữ liệu giữa các đại lượng của một hay nhiều sản phẩm.
  3. Dùng để theo dõi sự phân bố và tần xuất của các thông số của một quy trình hay sản phẩm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Dạng sơ đồ dưới đây thích hợp để làm gì?

  1. Thể hiện mối quan hệ giữa các phần nhỏ với tổng thể.
  2. Thể hiện ma trận.
  3. Thể hiện tính trung tâm hoá.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu là tác dụng của biểu đồ được sử dụng trong văn bản “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI” của Lưu Quang Hưng?

  1. Giúp người đọc dễ dàng hình dung được lượng nước biển dâng qua các năm
  2. Giúp người đọc thấy được giá trị của văn học trong mô tả lượng nước biển dâng qua các năm
  3. Giúp người đọc nhận thấy được trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều, bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều, trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều Bài 3: Thực hành tiếng Việt (Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com