1. Văn bản cung cấp cho chúng ta về vai hề cùng các nhân vật trào phúng trong chèo.
2. Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa:
- Vai hề gồm hề mồi và hề gậy, thường là người hầu”.
- Vai hề luôn tạo ra tiếng cười, tạo cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc đa dạng trong vở chèo và ở người xem chèo.
- Vai hề được xây dựng nhằm châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội phong kiến, nhất là đối với tầng lớp thống trị, tạo sự chân thực.
3. Tác giả đã mở rộng sự liên hệ, so sánh với sân khấu cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á, trò diễn hề trong cung điện vua chúa ở châu Âu.
Ý nghĩa: tạo nên sự đa dạng về vai diễn hề ở các nước khác nhau. Mỗi quốc gia chọn vai hề với mục đích riêng, do đó mà bất kì ai cũng có thể tiếp cận, xem vai hề trên sân khấu chèo mà không có khoảng cách hay sự lo ngại. Sự liên hệ, so sánh ấy cho thấy nét tương đồng của nghệ thuật sân khấu ở những nền văn hoá khác nhau, từ đó ngầm khẳng định rằng chèo không phải là một loại nghệ thuật dị biệt và chèo hoàn toàn có thể tìm được sự đồng cảm của người xem ngoại quốc
4. Hiện tượng này liên quan đến nhận định “Đôi khi những nhân vật này gây ra tiếng cười không liên quan trực tiếp đến vở diễn”. Sở dĩ, đó là bởi chèo ra đời phản ánh hiện thực cuộc sống một cách hài hước, thâm thúy, tuy nhiên, ở những màn, đôi khi có thể được thu gọn lại như một tiểu phẩm độc lập. Một khi trong vở chèo có những nội dung hay những cảnh, màn, lớp đi chệch khỏi cốt truyện chung của tích chèo thì kịch bản chèo có thể được thu gọn lại và các cảnh, màn, lớp nói trên có đủ tư cách tồn tại như những tiểu phẩm độc lập.
5. Sau khi đọc xong đoạn trích, bản thân em được cung cấp thêm thông tin bổ ích về sân khấu chèo truyền thống. Qua đó khiến em càng yêu mến, quý trọng những điều mà ông cha ta tạo ra. Những câu chuyện đời thường nhưng đầy ý nghĩa, xen vào đó là chút pha hài khiến người xem không bị nhàm chán.