Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 2. Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa liu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa liu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.

(Xuý Vân giả dại, trích Kim Nham, Ngữ văn 10, tập một, tr. 129)

1. Xác định dòng tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong lời thoại. Dòng tâm trạng này có thuần nhất không? Dựa vào đâu để nhận xét như vậy?

2. Trong lời thoại, nỗi niềm nào của nhân vật được lấy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp? Nỗi niềm ấy đã góp phần lí giải chuyện giả dại của Xuý Vân như thế nào?

3. Phân tích ý nghĩa ẩn dụ của câu:“Con gà rừng ăn lẫn với công".

4. Phân tích khả năng gợi tả, gợi cảm của câu “Bông bông dắt, bông bông díu" được nhắc đến hai lần trong lời thoại.

5. Vi sao đoạn lời thoại này trong lớp chèo Xuý Vân giả dại được nhìn nhận như một điệu hát chèo có thể đưa ra trình diễn độc lập?

Câu trả lời:

1. Dòng tâm trạng: mong ngóng về một hạnh phúc mới xen lẫn vào đó là nỗi ấm ức. Dòng tâm trạng có thuần nhất bởi nhìn vào dòng tâm trạng, ta thấy rằng, ở 3 dòng đầu, thể hiện rõ nét nỗi ấm ức nhưng sau đấy lại bộc bạch ao ước hạnh phúc rồi cuối cùng là nỗi ấm ức quay trở lại khi nhìn về thực tại không như mong đợi. Rõ ràng, đây không phải là dòng tâm trạng thuần nhất vì có sự đan xen, pha trộn, thiếu rành mạch của nhiều cảm giác, cảm xúc khác nhau.

2. Nỗi ấm ức, bất bình của Xúy Vân được láy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp trong lời thoại. Trong lời thoại, nỗi ấm ức, bất bình của nhân vật được láy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp. “Ức” rất có thể chỉ là một tiếng đệm, tạo tiết tấu cho lời hát, nhưng nhờ hoạt động liên tưởng của người đọc, nó còn có thể được hiểu như một tiếng (từ) thể hiện nỗi bực giận và sự đay nghiến của nhân vật đối với cảnh ngộ riêng.

Nỗi niềm ấy đã góp phần lí giải chuyện giả dại của Xúy Vân xuất phát từ nỗi khao khát về cuộc sống hạnh phúc. Và khi bản thân trải qua sự cô đơn, lẻ bóng trong chính cuộc sống hôn nhân khiến cô chán nản, buồn tủi.

3. Ý nghĩa ẩn dụ: chỉ sự lạc lõng, bơ vơ trong một môi trường khác với suy nghĩ, tâm trạng của bản thân: tương tự sự lạc lõng của một con công (đẹp) đơn lẻ giữa bầy gà rừng (tầm thường) hoặc ngược lại, như một con gà rừng giữa bầy công.

4. Phân tích: Qua câu “Bông bông dắt, bông bông díu” một mặt thể hiện sự tươi tắn, vui tươi trước những bông lúa vàng nô đùa, mặt khác thể hiện tâm tình của cô nàng Xúy Vân cũng muốn được hạnh phúc bên tổ ấm của mình. Theo đó, cả câu có thể gợi lên hình ảnh những bông lúa vàng hay những cánh hoa, bông hoa đồng nội vương trên tóc hoặc được cài lên tóc nhân vật. Câu thơ vừa gợi hình vừa gợi cảm. 

5. Vì đoạn lời thoại trên đã thể hiện được gần như tâm tư của Xúy Vân lúc bấy giờ. Đó là cảm xúc ấm ức trước mong ước với thực tại.  Cơ sở của việc nhìn nhận này là đoạn lời thoại đã thâu tóm được tinh thần, đặc điểm của những cảm xúc ấm ức, bất bình có tính phổ biến, không chỉ phù hợp với riêng cảnh ngộ của Xuý Vân mà còn với nhiều người khác (nhất là những người phụ nữ trong xã hội xưa). 

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net