Câu 1: Để có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình, ta có thể dựa vào nội dung của bài thơ:
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc mãnh liệt của người viết.
- Nhân vật trữ tình vừa mang tính cá thể vừa mang tính phổ quát.
- Có cách tổ chức ngôn ngữ đặc biệt.
Câu 2: Những hình ảnh trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà: trời chiều, hoàng hôn, cô thôn, lữ thứ.
Câu 3: Phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người được khắc họa trong bài thơ: Đoạn thơ chỉ giới thiệu khoảnh khắc mà người đọc như cảm nhận được cả không gian của một vùng quê rộng lớn. Trước thiên nhiên ấy, giữa đất trời, có một cái gì đầy nhạy cảm của con người. Chiều buồn nhất và cũng là khoảng thời gian thường xuất hiện trong thơ bà Huyện Thanh Quan. Con người trong cuộc sống bộn bề, ồn ào đôi khi vẫn tìm về với sự bình yên vĩnh hằng của thiên nhiên và của chính lòng mình.
Câu 4: Tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ: là tâm tư của từng tầng lớp nho sĩ đang suy vong. Bài thơ cũng thể hiện tâm trạng hoài niệm, nhớ mong của vị vua thời Hậu Lê. Phải chăng đó cũng là tình cảm của tập đoàn phong kiến đã qua thời hoàng kim, đã hết vai trò lịch sử? Đặt bài thơ của nữ sĩ trong một bối cảnh lịch sử tương tự, lại càng thấy được sâu sắc hơn nỗi buồn trong lòng: nỗi buồn thời cuộc.
Câu 5: Nhận xét về cách dùng từ ngữ của tác giả: Lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt (bảng lảng, hoàng hôn, ngư ông, viễn phố...) tạo nên phong cách trang trọng, cổ kính, nhạc điệu trầm bổng hấp dẫn.