Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước?

Nói và nghe  

Đề bài: Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước? 

a. Chuẩn bị nội dung để thảo luận về đề tài trên. 

b. Tập luyện thảo luận trên cơ sở các nội dung đã chuẩn bị. 

Câu trả lời:

Việc sính ngoại, thích sử dụng đồ ngoại, thích nói chuyện bằng tiếng Việt nhưng phải có pha thêm một ít từ nước ngoài là những tình huống rất hay gặp hiện nay. Điều đó có thực sự tốt, có nên giữ gìn tiếng nói của cha ông và giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước? 

Hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế, con người ta luôn có nhu cầu trau dồi vốn ngoại ngũ cho mình, người học ba bốn thú tiếng là chuyện bình thường. Điều đó thật đáng trân quý và đáng khích lệ. Thế nhưng các bạn hãy luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?". Chắc hẳn khi nói lên câu này, Bác đang sợ rằng, những lòi Bác nói dân ta không nghe rõ hết được. Ấy vậy mà trong giới trẻ hiện nay, khi nói chuyện lại chen thêm tiếng nước ngoài ví dụ như: Tôi rất thích cái moment này. Hay tôi đã từng join cái sự kiện này... Họ cho rằng nói như thế mới sang, mới thể hiện đẳng cấp của mình. Nhưng điều đó đang dần làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt ta. Tinh thần yêu nước có xa xôi gì đâu, có phải là những điều lớn lao gì đâu. Chỉ cần chúng ta biết giữ gìn bản sắc tiếng nói Việt là đã thể hiện được lòng yêu nước của mình. 

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net