Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

II. LUYỆN TẬP 

Bài tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

a. Mọi người có nghĩa vụ tham gia một tôn giáo cụ thể. 

b. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền công dân.

c. Chỉ có các tôn giáo lớn mới được pháp luật bảo hộ. 

d. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì chỉ bị xử lí vi phạm hành chính. 

Câu trả lời:

a. Không đồng tình: Theo Điều 24 Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

b. Đồng tình: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền cơ bản của công dân, được Nhà nước tôn trọng và bảo hộ.

c. Không đồng tình: Theo Điều 24 Hiến pháp năm 2013, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

d. Không đồng tình: Tại khoản 1, Điều 64, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xem thêm các môn học

Giải SBT kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NẰNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net