A1. Cho tình huống: Em đang ngồi trong lớp chờ giờ học bắt đầu, em thấy thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp. Hãy trả lời lần lượt ba câu hỏi sau:
1) Thông tin em vừa nhận được là gì?
2) Em biết trực tiếp từ sự vật, hiện tượng hay hay biết được từ vật mang tin.
3) Em quyết định làm gì sau khi nhận được thông tin này?
Trả lời:
A1.
1) Thông tin em vừa nhận được: "thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp".
2) Em biết trực tiếp từ quan sát hiện tượng.
3) Hành động sau khi nhận được thông tin: "đứng dậy chào thầy giáo (cô giáo)".
A2. Em hãy điền thêm vào chỗ chấm (...) trong câu: "Hùng... nên biết rằng quả bóng đá của lớp vừa bị rách." để câu đó trở thành ví dụ minh họa phù hợp với từng trường hợp 1), 2) tương ứng sau đây:
1) Biết được thông tin qua vật mang tin.
2) Biết được thông tin trực tiếp từ quan sát sự vật, hiện tượng.
Trả lời:
A2.
1) Điền thêm: "đọc tin Dũng nhắn".
2) Điền thêm: "nhìn quả bóng".
A3. Cho tình huống: Kĩ sư xem bản vẽ để chỉ huy xây dựng công trình. Em hãy trả lời lần lượt hai câu hỏi sau:
1) Vật mang tin trong tình huống này là gì?
2) Thông tin trong tình huống này là thông tin dạng gì (chữ và số, hình ảnh hoặc âm thanh)?
Trả lời:
A3.
1) Vật mang tin: bản vẽ hoặc hình vẽ trên giấy.
2) Thông tin dạng hình ảnh, dạng chữ và số.
A4. Với mỗi tình huống ở bảng sau, em hãy chọn để điền tương ứng vào ô trống:
a) Thông tin từ đâu (biết trực tiếp hay biết từ vật mang tin)?
b) Thông tin dạng gì (chữ và số, hình ảnh hoặc âm thanh)?
Tình huống | Thông tin từ đâu? | Thông tin dạng gì? |
1) Em nhìn băng rôn trên cổng trường, thấy nền đỏ, chữ vàng rất đẹp. | ||
2) Em đọc băng rôn trên cổng trường và biết hôm nay là Kỉ niệm 10 năm thành lập trường. | ||
3) Em nghe loa phát thanh, biết hôm nay là Kỉ niệm 10 năm thành lập trường. | ||
4) Em nghe thấy tiensg loa rất to, vang đi xa. |
Tình huống | Thông tin từ đâu? | Thông tin dạng gì? |
1) Em nhìn băng rôn trên cổng trường, thấy nền đỏ, chữ vàng rất đẹp. | Biết trực tiếp | Hình ảnh |
2) Em đọc băng rôn trên cổng trường và biết hôm nay là Kỉ niệm 10 năm thành lập trường. | Vật mang tin | Chữ và số |
3) Em nghe loa phát thanh, biết hôm nay là Kỉ niệm 10 năm thành lập trường. | Vật mang tin | Âm thanh |
4) Em nghe thấy tiensg loa rất to, vang đi xa. | Biết trực tiếp | Âm thanh |
A5. Với mỗi thông tin sau đây:
1) Phòng học lớp em vừa thay bảng mới.
2) Bạn Dũng được tuyên dương trước lớp vì làm việc rất tốt.
3) Ngày mai sẽ có mưa ở khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam.
4) Vụ lúa mùa này nông dân Nam Bộ thắng lớn.
Em hãy cho biết, thông tin đó có thể nhận được từ cách thức nào sau đây:
a) Có thể biết được từ quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng hoặc từ vật mang tin.
b) Chỉ có thể biết được từ vật mang tin.
Trả lời:
A5.
1) - a): Quan sát trực tiếp hoặc nghe bạn nói.
2) - a): Nghe trực tiếp hoặc nghe bạn kể lại.
3) - b): Thời tiết ngày mai chỉ có thể biết qua dự báo thời tiết, ngay cả khi em đang ở khu vực này.
4) - b): Chỉ có thể biết qua vật mang tin.
A6. Cho tình huống: "Em thấy quả cam có màu vàng, biết nó sắp chín", em hãy chọn những câu đúng trong các câu sau:
1) Quả cam có màu vàng là kết quả xử lí thông tin.
2) Quả cam có màu vàng là thông tin vào.
3) Quả cam sắp chín là kết quả xử lí thông tin.
4) Quả cam sắp chín là thông tin vào.
Trả lời:
A6. 2), 3).
A7. Buổi tối nghe bố nhắc: "Ngày mai là mồng 2 tháng 9 đấy!", em chuẩn bị sẵn cờ Tổ quốc để mang treo trước cửa nhà sáng sớm hôm sau. Em hãy cho biết:
1) Thông tin nhận được (đầu vào) là gì?
2) Thông tin sau xử lí (đầu ra) là gì?
3) Những hiểu biết nào có từ trước đã giúp xử lí thông tin và kết quả xử lí là gì?
Trả lời:
A7.
1) Ngày mai là mồng 2 tháng 9.
2) Ngày mai là Quốc khánh.
3) Treo cờ Tổ quốc chào mừng ngày Quốc khánh.
A8. Giải câu đố có thể coi là bài toán xử lí thông tin, cần nhiều hiểu biết từ trước. Khi giải câu đố: "Con gì tám cẳng hai càng, chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày?", em đã biết trước những gì?
Trả lời:
A8. Ví dụ câu trả lời là:
- Đã biết con cua có tám cẳng, hai càng, chỉ bò ngang.
- Không thấy con nào khác như: gà, vịt, chó, trâu, bò, lợn,... có những đặc trưng như mô tả trong câu đố.