Giải bài 1: Một số khái niệm chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, cuốn hút sự tham gia của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với chủ trương tiến hành công cuộc Đổi mới (năm 1986) và hội nhập quốc tế, thế và lực của Việt Nam được nâng lên tầm cao mới. Từ một nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, đến nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển; văn hoá- xã hội có bước phát triển mạnh mẽ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Toàn cầu hóa đã tác động đến Việt Nam như thế nào? Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì? Em hãy cùng tìm hiểu trong chuyên đề này.
Bài làm chi tiết:
Toàn cầu hóa đã tác động đến Việt Nam ở nhiều khía cạnh: kinh tế, văn hóa - xã hội, công nghệ, giáo dục,...
Toàn cầu hóa đã mang đến những thời cơ và thách thức cho Việt Nam. Nâng cao vị thế quốc tế: Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng trong khu vực và trên thế giới, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển toàn cầu.
Câu hỏi: Trình bày khái niệm và những biểu hiện toàn cầu hóa.
Bài làm chi tiết:
- Toàn cầu hoá là một thuật ngữ phản ánh quá trình gia tăng mạnh mẽ các liên kết, tác động và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực ở quy mô toàn cầu.
- Những biểu hiện của toàn cầu hóa:
+ Gia tăng vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia: Vai trò đó được thể hiện qua hoạt động thương mại đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học, kĩ thuật.
+ Tăng cường vai trò của các tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu: Sự hình thành và phát triển của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và toàn cầu.
+ Mở rộng thị trường và thương mại toàn cầu: Toàn cầu hoá đã mở ra thị trường mới, rộng lớn hơn cho hàng hoá và dịch vụ.
+ Tăng cường trao đổi văn hoá toàn cầu:Toàn cầu hoá dẫn đến việc tăng cường trao đổi, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia.
Câu hỏi: Hãy chọn và phân tích một tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam.
Bài làm chi tiết:
Thứ nhất, tác động tích cực. Những giá trị của toàn cầu hoá, của nền văn minh công nghiệp, văn minh trí tuệ đã hiện đại hoá lối tư duy, phong phú hoá các dạng thức và tiện nghi sinh hoạt, các điều kiện kinh tế, các phương tiện giao thông, làm cho cuộc sống vật chất – tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Lối sống người Việt Nam cũng theo đó được mở rộng. Họ năng động hơn, tích cực quan tâm đến các vấn đề xã hội hơn; biết chung tay, góp sức san sẻ yêu thương; biết sống có trách nhiệm với vận mệnh quốc gia, dân tộc; biết hướng tới lý tưởng cao cả; biết nhìn ra thế giới... để tự thay đổi, hoàn thiện bản thân. Đặc biệt, biết phát huy những giá trị đạo đức truyền thống đã được gìn giữ từ bao đời nay để vun bồi tình cảm, đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, tác động của toàn cầu hoá đến lối sống của người Việt Nam theo hướng tiêu cực. Đây là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Nhiều bài viết, hội thảo, tọa đàm, trao đổi về vấn đề sự xuống cấp đạo đức, sự lệch lạc trong lối sống của một bộ phận người dân. Toàn cầu hóa, với những tác động nhiều chiều khiến quan niệm sống, đặc biệt của giới trẻ có phần “bung mở”, rộng rãi, phóng túng, thậm chí cuồng loạn, coi thường giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, xem nhẹ tình thân, ruột thịt. Hiện tượng con đánh cha mẹ, tước đoạt mạng sống cha mẹ; anh em giết hại lẫn nhau, gây cảnh “nồi da xáo thịt”; vợ chồng âm mưu ám hại, nhau; cha mẹ sẵn sàng quăng bỏ con cái vì sự vướng bận, cản trở; hàng xóm láng giềng toan tính, lừa đảo lẫn nhau; đồng nghiệp tìm cách hạ bệ nhau, làm giảm uy tín, danh dự lẫn nhau… không còn là những biểu hiện mang tính cá biệt, mà đang hiện hữu trên mọi góc, mọi vùng, miền của dải đất hình chữ S hàng ngàn năm lịch sử. Lối sống trọng tình, trọng nghĩa; thương người như thể thương thân; gắn bó với thiên nhiên; cần cù, chịu khó; thuận hoà; nhân nghĩa vẫn được gìn giữ song không tránh khỏi sự thật bị tổn hại, xâm phạm.
Câu hỏi: Hãy giải thích khái niệm hội nhập quốc tế.
Bài làm chi tiết:
Khái niệm: Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cũng quan tâm.
Câu hỏi: Nêu các lĩnh vực hội nhập quốc tế. Chọn một lĩnh vực cụ thể để nêu ví dụ.
Bài làm chi tiết:
Các lĩnh vực hội nhập quốc tế:
- Hội nhập kinh tế quốc tế: Đây là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết về kinh tế nhằm đạt hiệu quả tăng trưởng cao hơn.
Ví dụ: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
- Hội nhập quốc tế về chính trị: là quá trình các nước tham gia vào thể chế chính trị song phương, đa phương nhằm thúc đẩy ổn định khu vực và giải quyết những thách thức chung.
- Hội nhập quốc tế về an ninh- quốc phòng: là sự tham gia của quốc gia vào quá trình đảm bảo hoà bình và an ninh thông qua các thoả thuận song phương hay đa phương về an ninh- quốc phòng.
Ví dụ: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là một diễn đàn quan trọng nhất về hợp tác an ninh ở châu Á. ARF đã bổ sung vào các cơ chế liên minh song phương và đối thoại khác nhau hiện có ở châu Á, củng cố hợp tác an ninh ở khu vực.
- Hội nhập quốc tế về văn hoá- giáo dục: là quá trình mở cửa, trao đổi văn hoá với các quốc gia khác, chia sẻ các giá trị văn hoá với thế giới, tiếp thu các giá trị văn hoá tiến bộ của thế giới để bổ sung và phát triển nền văn hoá dân tộc.
Ví dụ: Tổ chức Giáo dục hoạt động với mục đích thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá, góp phần xây dựng hoà bình, phát triển bền vững và đối thoại liên văn hoá,...
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề bài 1: Một số khái niệm SGK chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề Lịch sử 12 chân trời bài 1: Một số khái niệm