Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 12 CTST bài 2: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

Giải bài 2: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

2. MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM 

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thông qua trải nghiệm thực tế của em.

Bài làm chi tiết:

Những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thông qua trải nghiệm thực tế của em:

- Bản chất của tín ngưỡng là sự phản ánh niềm tin về mối quan hệ giữa người đang sống với người đã khuất. 

- Thờ cúng tổ tiên được tổ chức vào ngày mất (nhật kị) của ông bà, cha mẹ; những ngày sóc, vọng (mồng một và rằm); lễ tết, những sự kiện quan trọng của gia đình,...

- Nghi thức cúng giỗ tổ tiên được tổ chức ở mỗi gia đình hoặc nhà thờ gia tộc, với lễ vật, hương, hoa được đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên. Thực hành nghi thức cúng giỗ tổ tiên là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum họp, tưởng nhớ người đã khuất và giáo dục đạo đức cho các thế hệ con cháu.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. 

Bài làm chi tiết:

Những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam:

- Tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương vừa thể hiện giá trị đạo đức truyền thống tưởng nhớ “các Vua Hùng có công dựng nước”, vừa thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc.

- Nghi lễ truyền thống được tổ chức vào ngày Mười tháng Ba âm lịch hằng năm với đại lễ quốc gia ở Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ) và ở tại các địa phương có đền thờ các Vua Hùng. 

+ Phần lễ được cử hành trọng thể với lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. 

+ Phần hội với cuộc thi rước kiệu của các làng quanh vùng, các cuộc thi hát xoan, hát ả đào, hát nhà tơ và các trò chơi dân gian. 

- Ngày 6- 12- 2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Bài làm chi tiết:

Những nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu:

- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có nguồn gốc bản địa lâu đời từ tín ngưỡng thờ Nữ thần, lấy việc tôn thờ tính Nữ, Mẫu (Mẹ) với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. 

- Tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh rất đậm nét những đặc trưng của văn hoá nông nghiệp lúa nước.

- Trong đời sống dân gian, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với nghi lễ hầu đồng thể hiện qua trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa và diễn xướng với khát vọng cầu sức khoẻ, bình an và làm ăn phát đạt.

- Ngày 1- 12- 2016, Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của tín ngưỡng thờ Thành hoàng qua thông tin trong bài và hoạt động trải nghiệm của em.

Bài làm chi tiết:

Những nét chính của tín ngưỡng thờ Thành hoàng;

- Tín ngưỡng thờ Thành hoàng có nguồn gốc gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của làng, xã ở Việt Nam. 

- Tín ngưỡng thờ Thành hoàng mang đậm dấu ấn tâm linh, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, mong muốn được bảo vệ và được trường tồn của người dân trong các làng, xã.

- Thành hoàng có thể là nhiên thần hoặc nhân thần, được người dân thờ trong đình, đền, miếu,... 

- Lễ hội Thành hoàng làng gồm hai phần: phần lễ và phần hội:

+ Phần lễ thường diễn ra ở trong thần điện của đình, đền, miếu, theo một trật tự gồm: cáo, hiến tế, cầu xin, tạ ơn. 

+ Phần hội được tổ chức ở sân đình hoặc khoảng đất trống trước đền, miếu,... với nhiều trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham dự.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc. 

Bài làm chi tiết:

Những nét chính về tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc:

- Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc có lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. 

- Trong tâm thức của người dân Việt Nam, anh hùng dân tộc là những nhân vật có công trạng lớn với đất nước và dân tộc, thường bảo vệ cho con người và cộng đồng dân tộc trên nhiều phương diện nên được linh thiêng hoá và thờ cúng.

- Tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc được thực hiện dưới nhiều hình thức như lập đền thờ, miếu thờ, tượng đài, khu tưởng niệm, lập bia ghi công đức,... 

- Đối tượng được thờ trong tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền,... nhưng cũng có thể là những nhân vật truyền thuyết được thiêng hóa với công tích huyền thoại. 

- Nghi thức thờ cúng anh hùng dân tộc được tổ chức ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương, bao gồm phần lễ và phần hội:

+ Phần lễ diễn ra vào ngày giỗ của các vị anh hùng hoặc vào tiết xuân, thu hằng năm với nghi thức rước kiệu, dâng hương, tế cáo. 

+ Phần hội gồm nhiều sinh hoạt cộng đồng như diễn xướng, thi đấu võ, vật, các trò chơi dân gian,... 

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề bài 2: Một số tín ngưỡng ở Việt SGK chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề Lịch sử 12 chân trời bài 2: Một số tín ngưỡng ở Việt

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net