Hướng dẫn giải chi tiết tuần 33 bộ sách mới Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
- Gặp gỡ, giao lưu với các chuyên gia trong một số lĩnh vực nghề nghiệp
- Lắng nghe và đặt câu hỏi cho khách mời về việc học tập và rèn luyện để thành công trong nghề mình chọn.
Bài làm chi tiết:
- Gặp gỡ, giao lưu với các chuyên gia trong nghề phòng cháy chữa cháy.
- Một số câu hỏi Bài làm chi tiết đặt cho khách mời:
Nghề phòng cháy chữa cháy đòi hỏi những yêu cầu gì?
Một kỉ niệm đáng nhớ trong thời gian làm nghề?
…
1. Chia sẻ những quy định đảm bảo an toàn của nghề em mơ ước
- Thảo luận những thông tin về các quy trình đảm bảo an toàn của nghề mà nhóm đang tìm hiểu:
+ Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra với người lao động và nguyên nhân
+ Các quy định đảm bảo an toàn của nghề mà người lao động phải tuân thủ.
+ trang phục bảo hộ của nghề (nếu có)
- Viết, vẽ hoặc gắn hình ảnh đã sưu tầm được lên tấm bìa, tờ giấy lớn.
- Chia sẻ quy trình về đảm bảo an toàn của nghề với các nhóm khác bằng cách sắn vai mô tả tình huống nguy hiểm.
Bài làm chi tiết:
- Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra với người lao động và nguyên nhân:
+ Rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra: bị chấn thương, cháy nổ, ngạt thở, bất tỉnh, thậm chí nặng hơn là tử vong.
+ Nguyên nhân:
Lỗi thiết bị, máy móc hỏng hóc
Điều kiện làm việc chưa đáp ứng được công việc
Thiếu sót của người quản lí
Người lao động không chấp hành đầy đủ quy định an toàn lao động…
- Các quy định đảm bảo an toàn của nghề mà người lao động phải tuân thủ:
Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc…
Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Trang phục bảo hộ của một số nghề:
Nghề xây dựng: mũ bảo hộ lao động, quần áo bảo hộ lao động, dây đai an toàn, giày bảo hộ lao động, găng tay…
Nghề bác sĩ: quần áo phản quang, mũ bảo hộ lao động, giày bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, …
2. Trưng bày thiết bị bảo hộ lao động của nghề
- Các nhóm tập hợp, sắp xếp những hình ảnh, hiện vật là thiết bị bảo hộ lao động của nghề mình đang tìm hiểu.
- Viết chú thích ở từng bức ảnh, dưới mỗi hiện vật.
- Mời các bạn nhóm khác đến tham quan góc trưng bày của nhóm mình, giới thiệu công dụng và cách sửu dụng các thiết bị bảo hộ.
Bài làm chi tiết:
Em tham khảo một số hình ảnh dưới đây:
Chơi trò chơi Vương quốc Lao động an toàn
- Cả lớp di chuyển ra ngoài sảnh, hành lang
- Trên cửa lớp được gắn tấm biển “Vương quốc Lao động an toàn”
- Lần lượt từng học sinh đến trước cổng “Vương quốc” bắt thăm một tấm bìa, đọc mật khẩu là tên một đồ vật bảo hộ liên quan đến nghề ghi trong tấm bìa.
- Ai đọc đúng “mật khẩu”, người đó được công nhận và công dân của “Vương quốc lao động an toàn”.
Bài làm chi tiết:
- Tên một số đồ vật bảo hộ lao động:
Đồ quần áo bảo hộ
Đai đeo
Giày da bảo hộ
Mũ cứng bảo hộ
Kính an toàn
Lưới an toàn
Găng tay bảo hộ
Biển cảnh báo, đèn cảnh báo
…
Giải chi tiết Hoạt động trải nghiệm 5 KNTT, giải Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối tri thức tuần 33 , Giải tuần 33 Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối