Giải chi tiết Khoa học 5 Cánh diều bài 12 Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Hướng dẫn giải chi tiết bài 12 Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người bộ sách mới Khoa học 5 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Khi quan sát bất cứ đồ vật nào, em có nhìn thấy vi khuẩn không? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Em không thể nhìn thấy vi khuẩn vì vi khuẩn có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường

1. VI KHUẨN

Quan sát: Nhờ dụng cụ nào mà chúng ta có thể quan sát được vi khuẩn? Từ đó, em có nhận xét gì về kích thước của vi khuẩn?

Bài làm chi tiết:

Nhờ kính hiển vi mà chúng ta có thể quan sát được vi khuẩn. Từ đó, em thấy kích thước vi khuẩn nhỏ đến mức hàng triệu vi khuẩn có thể nằm gọn trên đầu một chiếc đinh ghim, không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Quan sát: Vi khuẩn có thể sống được ở đâu?

Bài làm chi tiết:

Vi khuẩn có thể sống trong đất, nước, không khí, các sinh vật khác,...

Quan sát: Em có nhận xét gì về nơi sống của vi khuẩn?

Bài làm chi tiết:

Nơi sống của vi khuẩn rất đa dạng và ở xung quanh chúng ta.

2. MỘT SỐ BỆNH Ở NGƯỜI DO VI KHUẨN GÂY RA

Bệnh sâu răng

Câu hỏi: Bệnh sâu răng có hại gì đối với răng và sức khoẻ người bệnh

Bài làm chi tiết:

Khi men răng bị tổn thương, vi khuẩn có cơ hội phá hủy ngà răng tạo ra các lỗ nhỏ trên răng làm răng bị sâu. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ phá hủy đến lớp tủy răng, gây đau nhức và nhiễm trùng nghiêm trọng

Quan sát: Dựa vào các hình 4 và 5, nêu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sâu răng.

Bài làm chi tiết:

- Nguyên nhân: Ăn quá nhiều đồ ngọt, nước uống có ga; do vi khuẩn; ăn, uống đồ ăn lạnh; không vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên

- Các cánh phòng tránh bệnh: 

+ Chải răng đúng cánh sau khi ăn, 

+ Dùng kem đánh răng có chứa chất ngăn ngừa sâu răng, 

+ Khám răng và lấy cao răng định kì, 

+ Hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có ga.

Câu hỏi 1: Nêu tác dụng của mỗi cách phòng tránh bệnh sâu răng ở hình 5.

Bài làm chi tiết:

- Chải răng đúng cách sau khi ăn: Loại bỏ thức ăn và mảnh vật từ răng

- Sử dụng kem đánh răng có chứa chất ngăn ngừa sâu răng: Giúp củng cố men răng và ngăn ngừa sự phá hủy của axit từ vi khuẩn, giúp ngăn chặn quá trình hình thành sâu răng.

- Khám răng và lấy cao răng định kỳ: Phát hiện sớm bệnh lý và chữa trị kịp thời

Lấy cao răng định kỳ giúp loại bỏ cặn và mảnh vật dễ tích tụ trên bề mặt răng, giảm nguy cơ hình thành sâu răng.

- Hạn chế ăn đồ ngọt và nước uống có ga: Giảm lượng đường làm giảm nguy cơ sâu răng do vi khuẩn chuyển đổi đường thành acid.

Tránh axit: Nước uống có ga thường có acid, khi tiêu thụ quá nhiều có thể gây phá hủy men răng và gây ra sâu răng. 

Câu hỏi 2: Kể thêm một số cách giúp phòng tránh bệnh sâu răng và tác dụng của chúng.

Bài làm chi tiết:

- Nhai kẹo cao su không đường

Hầu hết cao su không đường có chứa xylitol - chất làm ngọt tự nhiên. Không giống như thực phẩm, xylitol không dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Thêm vào đó, khi nhai kẹo cao su, miệng tiết nhiều nước bọt, giúp rửa sạch thức ăn một cách tự nhiên.

- Thêm chất và vitamin vào chế độ ăn uống

Để thúc đẩy nước bọt, bạn cần tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, các loại hạt và rau. Những thứ tốt nhất là táo, chuối, cải mầm Brussels, đậu Hà Lan, ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, cá trích, cá ngừ và cá mòi cung cấp nhiều vitamin, làm chắc khỏe răng.

- Súc miệng dầu dừa

Dầu dừa tống đẩy vi khuẩn khỏi răng và chữa lành chúng một cách tự nhiên. Chỉ cần ngậm một muỗng dầu dừa trong 20 phút cho đến khi nước bọt và dầu chuyển sang màu trắng đục. Đừng nuốt nuốt nó. Mặc dù súc miệng bằng dầu dừa không đảo ngược tác động của sâu răng, nhưng nó giúp ngăn ngừa sâu   răng

Luyện tập, vận dụng: Trong thời quen ăn uống và vệ sinh răng miệng của em, những việc nào có thể dẫn đến bệnh sâu răng? Nêu cách em thay đổi để phòng tránh bệnh sâu răng.

Bài làm chi tiết:

Thói quen có thể dẫn đến bệnh sâu răng

Cách thay đổi để phòng tránh bệnh sâu răng

- Ăn nhiều thức ăn ngọt

- Không đánh răng

- Ăn nhiều đồ ăn lạnh

- Hạn chế ăn đồ ngọt

- Đánh răng thường xuyên

- Hạn chế đồ ăn lạnh

Luyện tập, vận dụng: Ngoài những việc trên, em cần làm gì khác để phòng tránh bệnh sâu răng?

Bài làm chi tiết:

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các kẽ răng.

- Tránh uống cà phê, nước chè

- Tăng cường uống nước và sử dụng nước xúc miệng

BỆNH TẢ

Quan sát: Nêu nguyên nhân có thể gây bệnh tả ở người.

Bài làm chi tiết:

Nguyên nhân gây bệnh tả ở người: 

+ Uống nước bị nhiễm vi khuẩn tả, 

+ ăn phải thuỷ, hải sản sống trong nước bị nhiễm vi khuẩn tả, 

+ bàn tay bị nhiễm vi khuẩn tả, 

+ thức ăn bị vật trung gian như ruồi nhặng mang vi khuẩn tả đậu vào, 

+ rau trồng trên đất hoặc nguồn nước tưới bị nhiễm vi khuẩn tả

Quan sát: Nêu một số biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh tả.

Bài làm chi tiết:

Một số biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh tả: 

- Đầy bụng và sôi bụng, 

- nôn, 

- tiêu chảy liên tục, nhiều lần, mất nước

Câu hỏi: Dựa vào hình 10, nêu một số việc làm để phòng tránh bệnh tả và giải thích tác dụng của những việc làm đó.

Bài làm chi tiết:

Một số việc làm để phòng tránh bệnh tả:

- Sử dụng nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt: Nước sạch giúp ngăn ngừa vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác từ nước tiếp xúc với cơ thể, giảm nguy cơ lây nhiễm tả qua đường uống và tiếp xúc với nước.

- Thực hiện nguyên tắc "Ăn chín, uống chín": Ăn thực phẩm chín và uống nước đã được đun sôi đảm bảo giết khuẩn và vi khuẩn có thể gây bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm tả qua thực phẩm và nước uống.

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh: Rửa tay sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt da, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan từ tay vào thực phẩm và ngược lại, giảm nguy cơ lây nhiễm tả qua tiếp xúc với vi khuẩn.

- Xử lí đúng cách nguồn phân, chất thải, rác thải, xác động vật; tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh: Xử lí đúng cách chất thải và phân, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn tả và giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường.

- Uống hoặc tiêm vắc-xin theo chỉ định: Vắc-xin giúp cung cấp miễn dịch cho cơ thể chống lại vi khuẩn tả, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.

Luyện tập, vận dụng: Liệt kê những việc nên và không nên làm đề phòng tránh bệnh tả; chia sẻ với bạn những việc em đã thực hiện được.

Bài làm chi tiết:

Nên làm:

- Sử dụng nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt.

- Thực hiện nguyên tắc "Ăn chín, uống chín" để đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ trước khi ăn.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Xử lý chất thải, phân, rác thải, và xác động vật đúng cách để ngăn chặn sự phát tán của vi khuẩn gây bệnh.

- Tiêm vắc-xin theo lịch trình và chỉ định của bác sĩ hoặc cơ quan y tế địa phương.

Không nên làm:

- Không uống nước không đảm bảo nguồn gốc hoặc nước từ các nguồn không được xác định độ an toàn.

- Không ăn thực phẩm không đảm bảo nguồn gốc hoặc thực phẩm không chín kỹ.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã hoặc các vật liệu nghi ngờ có chứa vi khuẩn gây bệnh.

- Không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Tránh tiếp xúc với người hoặc động vật đã nhiễm bệnh tả mà không có biện pháp bảo vệ.

Tìm kiếm google:

Giải chi tiết khoa học 5 cánh diều, Giải bài 12 Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người của sách khoa học 5 cánh diều, giải sgk khoa học 5 cánh diều bài 12 Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 5 cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net