Giải chi tiết Khoa học 5 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề Chất

Hướng dẫn giải chi tiết bài Ôn tập chủ đề Chất bộ sách mới Khoa học 5 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Câu 1: Dựa vào sơ đồ dưới đây, trình bày những nội dung đã học trong chủ đề Chất

Bài làm chi tiết:

Chất

Đất

Hỗn hợp và dung dịch

Sự biến đổi của chất

Thành phần và vai trò của đất

Ô nhiễm, xói mòn và bảo vệ môi trường đất

Hỗn hợp

Dung dịch

Trạng thái

Hoá học

Đất gồm các thành phần: Chất khoáng, mùn, không khí, nước,…

 

Đất có vai trò quan trọng đối với cây trồng như:

+ Giữ cho rể cây bám chặt vào đất và giúp cho cây đứng vững.

+ Cung cấp các chất khoáng, mùn, khong khí và nước.

-Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do con người: Bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu, thải hóa chất ra môi trường không qua xử lí, vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định,…

- Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên: Nhiễm mặn, cháy rừng, núi lửa phun trào,…

-Những nguyên nhân gây xói mòn đất: Phá rừng, lũ lụt

Một số biên pháp bảo vệ môi trường đất: Xử lý rác thải theo đúng quy định, trồng nhiều cây phủ xanh rừng, làm ruộng bậc thang, xử dụng phân bón hữu cơ

 

Hỗn hợp là nhiều chất trộn với nhau nhưng mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

Dung dịch được tạo thành khi có hai chất lỏng hoặc chất lỏng và chất rắn hòa tan vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất.

Chất rắn: Có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.

Chất lỏng: Không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không xác định

Chất khí: Không có hình dạng xác định và có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chứa.

 

Khi tác động một lượng nhiệt thích hợp một số chất sẽ bị biến đổi và được biểu hiện qua sự thay đổi về màu sắc, mùi, vị,…

        

Câu 2: Nêu sự biến đổi trạng thái và sự biến đổi hóa học diễn ra ở hình 1 và 2. Giải thích

Bài làm chi tiết:

Trong quá trình đốt nến và rán trứng, cả hai đều trải qua sự biến đổi trạng thái và sự biến đổi hóa học:

Đốt nến:

1. Biến đổi trạng thái: Trạng thái rắn (nến ban đầu) chuyển sang trạng thái lỏng (nến tan chảy) sau khi nến được đốt và nhiệt độ tăng cao.

2. Biến đổi hóa học vì hơi nến cháy tạo thành khí các – bô – níc và hơi nước

Rán trứng:

1. Biến đổi trạng thái: Trạng thái lỏng (trứng sống) chuyển sang trạng thái rắn (trứng chín) khi trứng tiếp xúc với nhiệt độ cao từ chảo.

2. Biến đổi hóa học vì có sự biến đổi về màu sắc và mùi vị 

Tìm kiếm google:

Giải chi tiết khoa học 5 cánh diều, Giải bài Ôn tập chủ đề Chất của sách khoa học 5 cánh diều, giải sgk khoa học 5 cánh diều bài Ôn tập chủ đề Chất

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 5 cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com