Giải chi tiết Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 15 Tính chất chung của kim loại

Hướng dẫn giải chi tiết bài 15 Tính chất chung của kim loại bộ sách mới Khoa học tự nhiên 9 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU 

Kim loại có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ khi được phát hiện, kim loại đã được khai thác và ứng dụng trong mọi mặt của cuộc sống. Hãy quan sát và tìm hiểu tinh chất của một số vật dụng được làm từ vật liệu kim loại xung quanh em.

Bài làm chi tiết:

  • Một số vật dụng được làm bằng kim loại :dây dẫn điện, giấy nhôm bọc thực phẩm, xoong, nồi, lõi dây điện, dao, đồ trang sức,…
  • Tính chất: tính dẫn điện, dẫn nhiệt , tính dẻo, tính ánh kim

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI

Câu 1: Các vật dụng trong hình 15.1 được chế tạo dựa trên tính chất vật lí nào của kim loại?

Bài làm chi tiết: 

Đó là tính dẻo

Câu 2: Quan sát hình 15.2, nêu hiện tượng trước và sau khi chạm hai đầu dây dẫn điện A và B vào mẫu kim loại. Giải thích.

Bài làm chi tiết:

  • Trước khi chạm hai đầu dây dẫn vào mẩu kim loại thì đèn không phát sáng.
  • Sau khi chạm hai đầu dây dẫn vào mẩu kim loại thì đèn phát sáng.
  • Giải thích: Vì kim loại có tính dẫn điện, mà trong dây dẫn điện có dòng điện chạy qua nên sau khi chạm 2 đầu dây dẫn vào mẩu kim loại thì đèn sẽ phát sáng.

Câu 3: Quan sát đồ trang sức được làm bằng vàng, bạc (hình 15.5), em hãy cho biết màu sắc và vẻ sáng của chúng.

Bài làm chi tiết:

  • Màu sắc: vàng và bạc
  • Vẻ sáng: Lấp lánh

Câu 4: Dự đoán khả năng dẫn nhiệt của các kim loại Cu, Al, Fe và Ag theo chiều giảm dần.

Bài làm chi tiết:

AgCu > Al > Fe

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Câu 1: Viết phương trình hóa học minh họa một số tính chất hóa học của kim loại mà em biết.

Bài làm chi tiết:

  • 3Fe + 2O2 → Fe3O4
  • Fe+ Cl2  → FeCl3

Câu 2: Quan sát hình 15.6 và cho biết khả năng phản ứng của natri với khi chlorine(b) như thế nào.

Bài làm chi tiết:

Khả năng phản ứng : Phản ứng xảy ra mãnh liệt. Sau phản ứng tạo thành muối natrichlorua.

Câu 3: Quan sát hình 15.7 , cho biết trước, trong, sau một thời gian phản ứng, màu của dung dịch CuSO4 và đinh sắt thay đổi như thế nào. Giải thích .

Bài làm chi tiết:

  • Trước phản ứng : Màu của dung dịch màu xanh , đinh sắt màu bạc
  • Trong phản ứng: Màu không thay đổi
  • Sau phản ứng : Màu xanh của dung dich CuSO4 mất , đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào.
  • Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối . Do đó lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.

Câu 4: So sánh sự khác biệt về tính chất vật lí, tính chất hóa học và 1 số ứng dụng quan trọng của nhôm, sắt, vàng.

Bài làm chi tiết:

Sự khác nhau về tính chất vật lí:

+ Nhôm: Kim loại có màu trắng bạc, khá mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và nhẹ.

+ Sắt: Màu trắng hơi xám, có tính dẻo , có độ cứng cao,có tính nhiễm từ.

+ Vàng: Là kim loại có tính dẻo,tính dẫn nhiệt, dẫn điện rất tốt, có màu vàng, lấp lánh.

Khác nhau về tính chất hóa học:

+ Nhôm: Tác dụng được với nhiều phi kim, nhiều dung dịch acid,dung dịch muối.

+ Sắt : Tác dụng được với nhiều phi kim, nhiều dung dịch acid,dung dịch muối, và hơi nước ở nhiệt độ cao.

+ Vàng: Vàng bền trong không khí, không bị hòa tan trong dung dịch HCl, H2SO4,…

Ứng dụng quan trọng:

+ Nhôm: Được sử dụng làm dây dẫn điện

+ Sắt: Là thành phần chủ yếu trong gang, thép.

+ Vàng: Làm đồ trang sức.

Tìm kiếm google:

Giải Khoa học tự nhiên 9 cánh diều, giải bài 15 Tính chất chung của kim loại Khoa học tự nhiên 9 cánh diều, giải Khoa học tự nhiên 9 cánh diều bài 15 Tính chất chung của kim loại

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 9 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net