Giải chi tiết Sinh học 11 Chân trời mới bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải bài 10: Tuần hoàn ở động vật sách sinh học 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Giãn tĩnh mạch là bệnh lí thuộc nhóm bệnh của máu ngoại vi. Bệnh giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng gì đến sự lưu thông máu trong cơ thể

Hướng dẫn trả lời:

Suy giãn tĩnh mạch khiến máu ứ đọng, kém hồi lưu về tim cũng như ngăn cản máu giàu dưỡng chất từ động mạch đi đến.

I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ VẬN CHUYỂN

Câu hỏi 1: Trình bày một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau

Hướng dẫn trả lời:

- Ở động vật đơn bào hoặc một số đa bào như thủy tức, giun dẹp,...các tế bào của cơ thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể

- Ở động vật bậc cao, có hệ vận chuyển gọi là hệ tuần hoàn

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN

Câu hỏi 2: Dựa vào Hình 10.1 và 10.2, hãy phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Hướng dẫn trả lời:

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

-Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

-Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

-Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai...) và chân khớp (côn trùng, tôm...).

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôxianin).

-Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

-Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

-Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôglôbin).

 

 Câu hỏi 3: Dựa vào Hình 10.3, hãy:

a, Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá, ở lưỡng cư trưởng thành và ở động vật có vú.

b, Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn?

c, Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở động vật có vú là hệ tuần hoàn kép?

 Dựa vào Hình 10.3, hãy:

Hướng dẫn trả lời:

a,

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở lưỡng cư trưởng thành:

+ tuần hoàn nhỏ: máu từ tâm thất theo động mạch phổi lên phổi trao đổi khí ở mao mạch sau đó theo tĩnh mạch xuống tâm thất

+ tuần hoàn lớn : máu từ tâm thất theo dộng mạch chủ-> mao mạch-> tĩnh mạch-> về tâm thất 

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.

b, Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn

c, Hệ tuần hoàn của động vật có vú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn (lớn và nhỏ)

III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

Câu hỏi 4: Dựa vào Hình 10.4, hãy trình bày cấu tạo của tim.

Dựa vào Hình 10.4, hãy trình bày cấu tạo của tim.

Hướng dẫn trả lời:

Cấu tạo tim: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, động mạch vành phải, tâm thất phải, tĩnh mạch chủ dưới, cung động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch vành trái và tâm thất trái. Hay nói ngắn gọn hơn, tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ - thất và van động mạch).

Câu hỏi 5: Dựa vào Hình 10.5, hãy giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim

Dựa vào Hình 10.5, hãy giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim

Hướng dẫn trả lời:

Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.

- Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất

- Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ

- Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co

Kết quả: Tim có khả năng tự động co bóp theo chu kỳ.

Câu hỏi 6: Quan sát Hình 10.6, hãy cho biết trong một chu kì, hoạt dộng của tim diễn ra như thế nào. Vai trò của các van tim là gì?

Quan sát Hình 10.6, hãy cho biết trong một chu kì, hoạt dộng của tim diễn ra như thế nào. Vai trò của các van tim là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung

Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:

+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s

Nút  xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng  → van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .

+ Pha co tâm thất: 0,3 s

Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới  nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại  →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên →Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim  vào động mạch

+ Pha giãn chung: 0,4 s

Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ  tâm nhĩ dồn xuống tâm thất

- Các van tim có vai trò điều hướng dòng chảy của máu ra – vào tim theo nguyên tắc một chiều. Cụ thể, khi máu từ buồng tâm nhĩ chảy xuống buồng tâm thất thì van 2 lá và van 3 lá sẽ mở ra, khi đó van động mạch phổi và van động mạch chủ sẽ đóng lại

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Trong chu kì hoạt động của tim, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn nào? Tại sao

Hướng dẫn trả lời:

Động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất lúc tâm thất co

IV. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH

Câu hỏi 7: Dựa vào Hình 10.7, hãy mô tả cấu tạo của các loại mạch máu.

Dựa vào Hình 10.7, hãy mô tả cấu tạo của các loại mạch máu.

Hướng dẫn trả lời:

- Có 3 loại mạch máu là: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

+ Động mạch: Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

+ Tĩnh mạch: Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch. Lòng rộng hơn của động mạch

+ Mao mạch: Nhỏ và phân nhánh nhiều. Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. Lòng hẹp 

Câu hỏi 8: Dựa vào Hình 10.8, hãy mô tả sự biến động của huyết áp và giải thích tại sao có sự biến động đó.

Dựa vào Hình 10.8, hãy mô tả sự biến động của huyết áp và giải thích tại sao có sự biến động đó.

Hướng dẫn trả lời:

Trong hệ mạch từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần. Huyết áp giảm dần là do càng xa tim và ma sát của máu với thành mạch, ma sát của các phần tử máu đối với nhau khi chảy trong mạch máu.

Câu hỏi 9: Quan sát Hình 10.9, hãy rút ra nhận xét về sự tương quan giữa huyết áp, vận tốc máu và tiết diện của các mạch máu.

Quan sát Hình 10.9, hãy rút ra nhận xét về sự tương quan giữa huyết áp, vận tốc máu và tiết diện của các mạch máu.

Hướng dẫn trả lời:

-Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ " tiểu động mạch " mao mạch và tăng dần từ mao mạch " tiểu tĩnh mạch " tĩnh mạch chủ.

-Nguyên nhân là vì thể tích máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Thể tích máu tỉ lệ thuận với sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

(Nếu thiết diện nhỏ thì chênh lệch huyết áp lớn " Vận tốc máu nhanh và ngược lại)

Ta có:

+Trong hệ thống động mạch: Tổng tiết diện mạch (S) tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch - Thể tích máu giảm dần.

+Mao mạch có tiết diện lớn nhất nên vận tốc chậm nhất.

+Trong hệ thống tĩnh mạch: tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ " Vận tốc máu tăng dần

Câu hỏi 10: Vận tốc máu trong mao mạch chậm nhất có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể?

Hướng dẫn trả lời:

Tốc độ máu chảy chậm nhất ở mao mạch có ý nghĩa: đảm bảo đủ thời gian máu thực hiện trao đổi chất với các tế bào.

V. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH

Câu hỏi 11: Quan sát Hình 10.11, hãy cho biết hoạt động tim mạch được điều hòa như thế nào?

Quan sát Hình 10.11, hãy cho biết hoạt động tim mạch được điều hòa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Hoạt động của tim mạch được điều hòa bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch

- Cơ chế thần kinh được thực hiện theo nguyên tắc phản xạ

- Cơ chế thể dịch được thực hiện nhờ các hormone của tuyến nội tiết

Xung động thần kinh từ các thụ thể áp lực hoặc hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh theo các sợi thần kinh cảm giác về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Xung thần kinh từ hành não theo dây thần kinh cảm giác hoặc đối giao cảm giác đến tim mạch hoặc tuyến nội tiết để điều hòa hoạt động tim mạch như: điều chỉnh huyết áp, vận tốc máu,...

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Hãy so sánh hoạt động của tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Giải thích

Hướng dẫn trả lời:

- Khi hoạt động thì cơ quan vận động sẽ làm việc với cường độ lớn dẫn tới nó cần một nguồn năng lượng lớn → Hệ tuần hoàn thì hoạt động mạnh hơn, tim đập nhanh hơn nhằm vận chuyển ôxi vào cơ thể phục vụ quá trình ôxi hóa trong cơ thể giải phóng ra năng lượng.

- Còn khi nghỉ ngơi thì hoàn toàn ngược lại, cơ thể lúc đó không cần nhiều năng lượng nên không cần ôxi hóa nhiều vật chất trong cơ thể và không cần lượng ôxi lớn, nên hệ tuần hoàn hoạt động bình thường, tim đập chậm hơn, áp suất trong các mạch máu thấp.

VI. BẢO VỆ SỨC KHỎE HỆ TUẦN HOÀN

Câu hỏi 12: Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây nên một số bệnh về hệ tuần hoàn phổ biến và các biện pháp phòng chống

Hướng dẫn trả lời:

- Nguyên nhân: do di truyền, bị ảnh hưởng bởi lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, thiếu luyện tập thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng không hợp lí,...

- Biện pháp phòng chống: thường xuyên tập luyện thể dục thể thao; không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích; xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh...

Hoạt động vận dụng

Câu hỏi: Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ở Điều 5,6,7,8 có quy định về việc xử phạt với người điều khiển các loại phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mực cho phép, cụ thể là 50mg/100mL máu, 0,25mg/1L khí thở đối với xe máy và 80mg/100mL máu, 0,4mg/1L khí thở đối với ô tô. Theo em, quy định này có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Việc nắm vững nồng độ cồn cho phép khi lái xe cũng như mức phạt nồng độ cồn sẽ giúp bạn có thể làm chủ bản thân tốt hơn. Từ đó, sẽ tránh gây ra những trường hợp đáng tiếc khi sử dụng phương tiện giao thông. 

Tìm kiếm google: Giải Sinh 11 chân trời sáng tạo bài 10: Tuần hoàn ở động vật, giải Sinh 11 chân trời, giải Sinh 11 ctst, giải sinh 11 chân trời bài 10, giải bài Tuần hoàn ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net