Giải chi tiết Sinh học 11 Chân trời mới bài 15: Cảm ứng ở thực vật

Giải bài 15: Cảm ứng ở thực vật sách sinh học 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Trong trồng trọt, người ta thường áp dụng các biện pháp làm cỏ, xới đất và vun gốc, tưới nước và bón phân xung quanh gốc cây khi trồng cây nhằm tăng kích thước bộ rễ. Cơ sở khoa học của biện pháp này là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Cần phải thường xuyên làm cỏ, xới đất và vun gốc, tưới nước và bón phân xung quanh gốc cây là để đất thoáng khí. Trong hô hấp của rễ có sinh ra CO2. CO2 này có sự trao đối với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất. Khi có nồng độ CO2 cao thì sự trao đổi này diễn ra mạnh hơn.

Mặt khác, nồng độ O2 trong đất cao giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh hơn nên tạo ra áp suất thẩm thấu cao để nhận nước và các chất dinh dưỡng từ đất.

I. KHÁI QUÁT VỀ CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 1: Cảm ứng ở thực vật được biểu hiện thông qua những quá trình nào? Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời:

Cảm ứng ở thực vật biểu hiện thông qua sự vận động của các cơ quan trên cơ thể thực vật như hướng sáng, hướng nước, hướng hóa,...; hoạt động đóng mở của khí khổng; sự rụng lá theo mùa;... Cảm ứng ở thực vật có thể xảy ra do thay đổi hàm lượng hormone, gây tác động kích thích hoặc ức chế dẫn đến tốc độ phân chia và sinh trưởng không đều của tế bào ở hai bên phía đối diện của cơ quan; hoặc do sự thay đổi độ trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí - sinh hóa theo nhịp đồng hồ sinh học.

Ví dụ: 

- Khi chúng ta dùng tay hay vật thể khác tác động chạm hay lực mạnh và cây trinh nữ (cây xấu hổ) chúng sẽ chụm lá lại. 
- Rễ của của cây hướng dương hướng về nguồn nước, hoa của nó hướng về hướng sáng.
- Khi đặt cây tại gần cửa sổ chúng sẽ hướng phần thân ngọn và lá về phía ánh sáng
- Cây bắt mồi có thể cảm ứng tự động khép lại và tiết dịch nhầy khi có con vật khác kích thích chúng. 

II. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 2: Hoàn thành bảng sau đây:

Hoàn thành bảng sau đây:

Hướng dẫn trả lời:

Loại hướng động

Tác nhân kích thích

Cơ quan phản ứng

Vai trò

Ví dụ

Hướng sáng

Ánh sáng

thân (cành) cây hướng về phía ánh sáng

rễ uốn cong xuống đất

Cây thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp

Cây cẩm tú cẩu trồng trong bóng râm thì thân mọc hướng về phía có ánh sáng

Hướng trọng lực

Trọng lực

Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm

Đảm bảo cho rễ sinh trưởng trong đất để giữ cây đứng vững, hút nước và dinh dưỡng

Một hạt thóc ở trên mặt đất sau thời gian nảy mầm thì rễ đâm xuống đất.

Hướng hóa

Chất hóa học

Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó…

Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển (hướng hoá dương) và tránh xa nơi có hoá chất độc hại với nó.

Cây bí trồng cạnh một hố ủ phân có rễ mọc hướng về vùng đó.

Hướng nước

Nguồn nước

Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.

Giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong đất.

Khi gieo hạt vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, treo nghiêng. Khi hạt nảy mầm, rễ và thân cây mọc đúng theo chiều hướng đất.

Hướng tiếp xúc

Sự tiếp xúc

các tế bào tại 2 phía của cơ quan

Cây vươn lên nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp

Cây mướp được trồng cạnh một cái cọc thì một thời gian thân quấn quang cọc mọc cao lên

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Hãy dự đoán cây sẽ phản ứng như thế nào trong các trường hợp sau đây. Giải thích

a, Treo chậu cây nằm ngang so với mặt đất

b, Treo chậu cây ở tư thế úp ngược

Hướng dẫn trả lời:

Rễ cây sẽ đâm sâu xuống lòng đất để giữ cây đứng vững và hấp thu dinh dưỡng, còn thân cây sẽ hướng lên phía trên - phía có ánh sáng mạnh để hấp thu ánh sáng cho quang hợp

Câu hỏi 3: Hãy xác định kiểu vận động cảm ứng và tác nhân kích thích trong các trường hợp sau:

a, Hoạt động đóng, mở khí khổng

b, Hoa mười giờ nở vào buổi sáng

c, Hoa tulip nở ở nhiệt độ 25-30 oC

d, cây bắt ruồi

Hướng dẫn trả lời:

a, Ứng động không sinh trưởng. Tác nhân: hàm lượng nước trong tế bào khí khổng

b, Ứng động sinh trưởng. Tác nhân: ánh sáng

c, Ứng động sinh trưởng. Tác nhân: nhiệt độ

d, Ứng động không sinh trưởng. Tác nhân: sự kích thích tiếp xúc của ruồi và cây bắt ruồi

Hoạt động luyện tập

Câu hỏi: Hiện tượng ngừng sinh trưởng của chồi vào mùa đông ở cây phượng thuộc kiểu vận động cảm ứng nào? Giải thích

Hướng dẫn trả lời:

Đây là phản ứng thích nghi của cây trước điều kiện về nhiệt độ môi trường

III. ỨNG DỤNG CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 4: Nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn. Cho biết mỗi ứng dụng đó dựa trên cơ sở loại cảm ứng nào và đã mang lại lợi ích gì cho con người bằng cách hoàn thành Bảng 15.1

Nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn. Cho biết mỗi ứng dụng đó dựa trên cơ sở loại cảm ứng nào và đã mang lại lợi ích gì cho con người bằng cách hoàn thành Bảng 15.1

Hướng dẫn trả lời:

Ứng dụng

Cơ sở ứng dụng

Lợi ích

Dùng cây sống (cây keo, cây lồng mức,…), cọc gỗ, cọc bê tông làm trụ bám cho cây khi trồng hồ tiêu

Tính hướng tiếp xúc

Giúp cây bám chắc để vươn lên

Làm giàn khi trồng các cây dây leo như bầu, bí,…

Tính hướng tiếp xúc

Giúp cây bám chắc và hướng về ánh sáng

Sử dụng các biện pháp bảo quản lạnh, khô, tránh ánh sáng,… để kéo dài thời gian ngủ của hạt

Hiện tượng ngủ nghỉ của hạt

Bảo quản hạt tốt hơn

Trồng xen canh giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng

Tính hướng sáng

Tiết kiệm diện tích trồng cây

Điều khiển quá trình ra hoa của cây thông qua điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,… Ví dụ: tăng thời gian chiếu sáng ở thanh long, cúc, mía,…

ứng động sinh trưởng

Giúp tăng năng suất cây trồ

Hoạt động vận dụng

Câu hỏi: Tại sao khi trồng lúa, người ta thường bón phân sát mặt đất, còn khi trồng cây ăn quả cần đào hố sâu để bón

Hướng dẫn trả lời:

Vì bộ rễ của cây lúa ngắn, mọc chùm gần sát đất nên bón sát mặt đất để cây dễ hấp thụ dinh dưỡng và thời gian sinh sống của cây lúa ngắn, theo thời vụ. Còn cây ăn quả đào hố sâu để bón giúp rễ đâm sâu xuống mặt đất, tăng độ bám chắc cho cây

Tìm kiếm google: Giải Sinh 11 chân trời sáng tạo bài 15: Cảm ứng ở thực vật, giải Sinh 11 chân trời, giải Sinh 11 ctst, giải sinh 11 chân trời bài 15, giải bài Cảm ứng ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com