Giải chi tiết Sinh học 11 Kết nối mới bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Giải bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật sách sinh học 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Thức ăn sau khi ăn vào sẽ được cơ thể người tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Thức ăn sau khi ăn vào sẽ được các enzyme phân giải thành các chất dinh dưỡng dưới dạng phân tử nhỏ và được hấp thụ vào máu. Chất dinh dưỡng theo dòng máu di chuyển đến các mô và cơ quan để cung cấp nguyên liệu cho các tế bào hoạt động.

I. QUÁ TRÌNH DINH DƯỠNG

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

Câu hỏi 1: Điền tên một số loài động vật: hàu, sò, rêp, nhện, ong, thằn lằn, cá chép, cá voi, đại bàng vào bảng kẻ trong vở và đánh dấu x vào kiểu lấy thức ăn tương ứng.

Loài

Kiểu lấy thức ăn

Ăn lọc

Ăn hút

Ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau

1 …..?......

?

?

?

Hướng dẫn trả lời:

 

Loài

Kiểu lấy thức ăn

Ăn lọc

Ăn hút

Ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau

1.      Hàu

x

 

 

2.      Sò

x

 

 

3.      Rệp

 

x

 

4.      Nhện

 

x

 

5.      Ong

 

x

 

6.      Thằn lằn

 

 

x

7.      Cá chép

 

 

x

8.      Cá voi

 

 

x

9.      Đại bàng

 

 

x

Câu hỏi 2: Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.

Hướng dẫn trả lời:

Giống nhau

  • Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào đều là 2 cơ chế tiêu hóa thức ăn.
  • Cả tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào đều có sự tham gia của các enzyme tiêu hóa.
  • Kết quả của quá trình tiêu hóa đều là phân giải các chất phức tạp trong thức ăn thành các chất đơn giản.
  • Cả 2 hình thức tiêu hóa đều thực hiện chung mục đích giúp cơ chế hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Khác nhau

Định nghĩa

Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hóa trong đó sự phân giải vật chất thành các chất đơn giản diễn ra ngay bên trong tế bào nhờ không bào tiêu hóa. 

Tiêu hóa ngoại bào là quá trình tiêu hóa trong đó sự phân giải vật chất thành các chất đơn giản diễn ra bên ngoài tế bào. 

Đối tượng

 Vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh.

Từ ngành ruột khoang, giun dẹp (tiêu hóa bằng túi tiêu hóa) trở lên đến động vật có xương sống, chim, động vật có vú (tiêu hóa bằng ống tiêu hóa). 

Phương thức tiêu hóa

Chỉ xảy ra tiêu hóa hóa học. 

Xảy ra cả 2 phương thức: tiêu hóa hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. 

Nơi xảy ra

Xảy ra ở bên trong không bào tiêu hóa.

Xảy ra bên ngoài tế bào, trong khoang túi hoặc trong ống tiêu hóa. 

Hoạt động nuốt thức ăn

Thức ăn được lấy vào bằng con đường thực bào. Màng tế bào lõm vào bao lấy thức ăn hình thành không bào tiêu hóa. 

Thức ăn được lấy vào qua miệng (ở tiêu hóa bằng ống tiêu hóa) hoặc lỗ thông (ở tiêu hóa bằng túi tiêu hóa).

Cơ chếLysosome dung hợp vào với không bào tiêu hóa, đưa enzyme vào không bào thực hiện thủy phân các chất.Các tế bào tuyến (ở túi tiêu hóa) hoặc các tuyến (ở ống tiêu hóa) tiết ra các enzyme tiêu hóa thủy phân trong lòng tiêu hóa ngoại bào. Các chất phức tạp trong thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Hình thức hấp thụ chất dinh dưỡngCác chất dinh dưỡng được khuếch tán trong tế bào chất qua màng không bào tiêu hóa.Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và thông qua biểu mô ruột.
Bài tiết chất thảiCác chất không được tiêu hóa được thảo ra ngoài nhờ hình thức xuất bào.Các chất không được tiêu hóa được bài tiết ra ngoài qua lỗ thông (ở tiêu hóa bằng túi tiêu hóa) hoặc qua hậu môn (ở tiêu hóa bằng ống tiêu hóa).
Mức độ phức tạp của quá trình tiêu hóaÍt phức tạp, là 1 cơ chế đơn giản của sự tiêu hóa.Phức tạp hơn, là 1 cơ chế phức tạp của sự tiêu hóa.
Thành phần trong hệ tiêu hóaKhông bào tiêu hóa lysosome.Lỗ thông, xúc tua, tế bào tuyến, không bào tiêu hóa bằng túi tiêu hóa. Các cơ quan tiêu hóa miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột và cuối cùng là hậu môn.

Câu hỏi 3: Cho biết tác dụng của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học thức ăn trong ống tiêu hóa.

Hướng dẫn trả lời:

Tiêu hóa cơ học: Các nhu động của ruột non (co thắt từng đoạn, dao động kiểu con lắc và nhu động kiểu làn sóng) có tác dụng nhào trộn thức ăn với dịch tụy, dịch mật, dịch ruột, đồng thời đẩy thức ăn dịch chuyển trong ruột non về phía ruột già.

Tiêu hóa hóa học: Các enzyme trong dịch tụy và dịch ruột thủy phân các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.

II. ỨNG DỤNG

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

Câu hỏi 1: Cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

Cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể:

  • Đủ năng lượng: Chế độ ăn uống đủ năng lượng là chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần theo độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí (mang thai, cho con bú, ...)
  • Đủ các chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng: Cơ thể người cần được cung cấp đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng (carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất và nước) đặc biệt là những chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời đảm bảo đủ khối lượng mỗi chất dinh dưỡng. 

Giải thích: Con người trong cuộc sống ngày nay đang rất ưu chuộng thực phẩm nhanh, nhưng những loại thực phẩm đó không tốt cho sức khỏe của con người. Để giúp cơ thể khỏe mạnh, mỗi người cần biết lựa chọn một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

Câu hỏi 2: Tìm hiểu qua tài liệu, internet, đồng thời tìm gặp bác sĩ hoặc những người có chuyên môn về dinh dưỡng hỏi về các bệnh tiêu hoá phổ biến, các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng, sau đó kẻ và hoàn thành các bảng vào vở theo mẫu sau:

Các bệnh tiêu hoá

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

1. ……?.........

?

?

Các bệnh học đường

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

1. ……?.........

?

?

Hướng dẫn trả lời:

Các bệnh tiêu hoá

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

1. Viêm loét dạ dày

 

 

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm  khi sử dụng lâu có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau và viêm loét dạ dày.
  • Stress: Căng thẳng, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi khiến mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.
  • Ăn uống và sinh hoạt: Việc ăn uống không đúng bữa, không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, uống quá nhiều rượu dẫn đến hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày và gây loét dạ dày.
  • Các nguyên nhân tự miễn, do hóa chất ...
  • Cách đơn giản và hiệu quả nhất là bạn hãy hình thành cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh có giờ giấc khoa học.
  • Ngay từ đầu cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tới mức tối đa các chất có hại cho dạ dày như chất kích thích, rượu, bia…
  • Hạn chế làm việc quá sức, luôn giữ cho tinh thần được thư giãn, giảm căng thẳng sẽ giúp dạ dày và hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 6-12 tháng/1 lần để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thận, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và nhận được lời khuyên của bác sĩ về cách chăm sóc và điều trị tốt nhất.

 

2. Trào ngược dạ dày
  • Suy cơ thắt dưới thực quản
  • Thoát vị hoành
  • Ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày
  • Áp lực ổ bụng tăng đột ngột
  • Stress làm tăng tiết cortisol
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh
  • Những yếu tối bẩm sinh
  • Béo phì
3. Bệnh trĩ
  • Rặn khi đi cầu
  • Ngồi lâu trên bồn cầu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Giao hợp qua đường hậu môn
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
4. Viêm đại tràng
  • Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn

  • Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh

  • Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, ...

5. Sỏi thận
  • Uống nước không đủ khiến nước tiểu quá cô đặc, nồng độ các tinh thể trở nên bão hòa trong nước tiểu.
  • Những dị dạng bẩm sinh hay do mắc phải của đường tiết niệu khiến cho nước tiểu không thể thoát ra được, mà tích trữ đọng lại, lâu dần tạo thành sỏi thận.
  • Những bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
  • Sau chấn thương nặng không thể đi lại mà chỉ nằm một chỗ.
  • Bị nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại, làm cho vi trùng có cơ hội xâm nhập gây tình trạng viêm đường tiết niệu dai dẳng, về lâu dần sẽ tạo ra mủ và lắng đọng các chất bài tiết, hình thành nên sỏi thận.
  • Chế độ ăn uống nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C..

 

 

Các bệnh học đường

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

1. Bệnh cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là sự bất thường của cột sống bị cong về bên trái hoặc bên phải. Bệnh cong vẹo cột sống thường xảy ra từ độ tuổi 8 – 14 tuổi, do lúc này xương vẫn đang trong quá trình phát triển. Dưới một tác nhân nào đó (ngồi học không đúng tư thế, mang cặp sách quá nặng, bàn học không đúng tiêu chuẩn) gây áp lực lên cột sống khiến cột sống không phát triển bình thường mà bị cong sang một bên.

Cách tốt nhất là ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng, đầu ngẩng, không ngồi vẹo lệch sang một bên. Bàn ghế phải có kích thước phù hợp với trẻ (không cao quá hoặc thấp quá), hạn chế cho trẻ mang vác những vật nặng, tập luyện thể thao với cường độ cao.. Ngoài ra cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hệ xương của trẻ phát triển chắc khỏe. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, bổ xung canxi bằng cách ăn cua, tốm, uống sữa…

2. Tật khúc xạ mắt

Do ánh sáng không đủ, ngồi quá xa bảng.

Phòng học phải đảm bảo đủ nguồn sáng. Không nên để trẻ em xem ti vi quá nhiều và ngồi gần. Chú ý bổ sung thêm vitamin A cho con bằng cách bổ dinh những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào bữa ăn như: cà rốt, cá… hoặc uống thuốc hỗ trợ bổ xung vitamin A.

3. Bệnh răng miệng

Do ăn uống và vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn ăn mòn răng và viêm nhiễm lợi, thậm chí một số em học sinh còn bị sún, gây mất thẩm mỹ và quá trình ăn uống sau này.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau bữa ăn. Thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần, đánh răng 3 phút ngay sau khi ăn. Không dùng tăm xỉa răng, thay vào đó dùng chỉ nha khoa. Hạn chế cho trẻ em ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo. Không ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ.

4. Bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Vi trùng xâm nhập vào đường nước tiểu. Hầu hết các vi trùng này không nguy hiểm nếu thải ra ngoài theo hệ bài tiết nhưng khi chúng lưu lại cơ quan khác trong đường tiết niệu sẽ dẫn đến bệnh viêm bàng quan,  viêm thận…

Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh các cơ quan đường tiết niệu, không ăn nhiều đồ ăn có nhiều đường, nhiều protein, đồ ăn quá mặn các chất có thể tạo sỏi trong thận và bàng quang. Đặc biệt, trẻ em nên ăn chín, uống sôi, không nhịn đi vệ sinh.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Ở người, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần phải đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn. Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

Mỗi loại thực phẩm sẽ chứa một lượng chất dinh dưỡng nhất định, ví dụ: 

Tên

Năng lượng (kcal)

Nước (g)

Chất đạm (g)

Chất béo (g)

Chất bột (g)

Chất xơ (g)

756

15.40

0.5

83.5

0.5

0

Muối

0

99.8

0

0

0

0

Đậu phụ

95

81.9

10.9

5.4

0.7

0.4

Đu đủ chín  

35.00

90.00

1.00

0.00

7.70

0.60

Điều  

605.00

5.50

18.40

46.30

28.70

0.60

Na  

64.00

82.40

1.60

0.00

14.50

0.80

Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì cần đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn.

Câu hỏi 2: Vận dụng những hiểu biết về tiêu hoá, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả.

Hướng dẫn trả lời:

Một số biện pháp giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả:

  • Không dùng thực phẩm đóng hộp;
  • Bổ sung nhiều chất xơ;
  • Bổ sung thêm một số chất béo lành mạnh;
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết;
  • Giữ tinh thần thoải mái;
  • Tập trung khi ăn;
  • Ăn chậm nhai kỹ;
  • Tích cực vận động thể chất;
  • Từ bỏ một số thói quen xấu;
  • Hỗ trợ ruột bằng các chất dinh dưỡng; ...
Tìm kiếm google: Giải Sinh 11 Kết nối bài 8 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật, giải Sinh 11 Kết nối, giải Sinh 11 kntt, giải sinh 11 kết nối bài 8, giải bài Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 KNTT mới

PHẦN 3. SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com